Đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc ở nhiều nơi

0
1254
Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã
hội khi người lao động làm việc ở nhiều nơi? Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh
nghiệp.


Tóm tắt câu hỏi Đóng bảo hiểm xã hội:

Cho e được hỏi: Bên công ty em có tuyển 1 số nhân
viên  (Cộng tác viên) đang làm việc tại 1 số đơn vị khác và họ đang tham gia bảo hiểm xã hội.
Vậy bên đơn vị em có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội cho họ hay không? Và lương của họ là 1.5/
tháng thì mức đóng là bao nhiêu ạ?

Luật sư tư vấn Đóng bảo hiểm xã hội:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi  xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

 

Giải quyết vấn đề:

Bạn có nêu công ty bạn có tuyển 1 số nhân viên là
cộng tác viên đang làm việc tại một số đơn vị khác. Và hiện họ đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong
trường hợp này, đơn vị bạn không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội cho họ. Tuy nhiên, công ty bạn
sẽ phải trả tiền tham gia bảo hiểm xã hội trực tiếp vào lương, mức chi trả của công ty thứ
bạn bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể:

Theo điểm a, điểm b, Khoản 1, Điều 2 Luật bảo
hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia bảo hiễm xã hội bắt buộc bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký
kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy
định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

Do thông tin bạn cung cấp đầu bài không nêu rõ là
công ty bạn ký hợp đồng với những người này là hợp đồng gì. Do đó, nếu công ty bạn ký hợp đồng với
nhân viên (cộng tác viên) là các loại hợp đồng nêu tại điểm điểm a, điểm b, Khoản 1, Điều
2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì công ty bạn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho
họ.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định
số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2012 về hợp đồng lao
động, trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
khác nhau thì trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc
thực hiện như sau:

“Người lao động giao kết hợp đồng lao động với
nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp
đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động
còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương
với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao
động theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó,  khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ
– BHXH cũng quy định Người lao động đồng thời có từ 02

hợp đồng lao động
trở lên với nhiều đơn
vị khác nhau thì đóng

bảo hiểm xã hội
, bảo hiểm thất nghiệp
theo

hợp đồng
lao động
giao kết đầu tiên, đóng bảo hiểm y tế theo hợp
đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng

bảo hiểm tai nạn lao
động
, bệnh
nghề nghiệp theo từng

hợp đồng lao động

Như vậy, theo quy định trên khi người lao
động giao kết hợp đồng với hai công ty, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc thì công ty giao kết hợp đồng lao động trước – công ty thứ nhất có trách nhiệm tham gia
bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, bảo hiểm y tế đóng theo hợp đồng có mức
tiền lương cao hơn.. Còn ở công ty thứ hai, người lao động sẽ được công ty trả tiền tham gia bảo
hiểm xã hội trực tiếp vào lương, mức chi trả của công ty thứ hai bằng mức đóng bảo hiểm theo quy
định, đồng thời cũng phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

 

>>> Luật sư tư vấn về việc
đóng bảo hiểm khi làm việc nhiều nơi:
 1900.6198

Ở đây, bạn nêu nhân viên cộng tác viên mà các bạn ký
kết hợp đồng đang làm việc tại đơn vị khác và đang đóng bảo hiểm xã hội. Điều này có nghĩa là họ đã
ký kết hợp đồng lao động đầu tiên với công ty khác mà không phải là công ty bạn. Như vậy, đối
chiếu với quy định trên thì công ty bạn không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ. Tuy
nhiên, công ty bạn có trách nhiệm chi trả tiền đóng bảo hiểm xã hội vào lương của
họ.

Theo thông tin bạn cung cấp thì lương của cộng
tác viên là 1.5/tháng. Tuy nhiên, bạn không nêu rõ là tiền lương công ty bạn là do Nhà
nước quy định hay là do đơn vị quy định nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác mức đóng bảo hiểm
xã hội là bao nhiêu. Trong trường hợp này bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây để biết được
công ty bạn phải chi trả tiền bảo hiểm xã hội cho cộng tác viên là bao
nhiêu.

– Về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: theo
quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH thì Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai
sản;

+ 14% vào quỹ hưu trí và tử
tuất.

+ 0,5% vào quỹ tai nạn lao động ( từ
ngày 1/6/2017)

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về bảo hiểm xã hội của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây