Thủ tục cho người lao động ngừng việc khi công ty gặp khó khăn

0
1302
Thủ tục cho người lao động ngừng việc khi
công ty gặp khó khăn. Quyền lợi người lao động khi ngừng việc.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn: Công ty tôi làm ăn thua lỗ,
không có việc làm, phải cho người lao động (lao động theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn) nghỉ việc không lương không xác định thời hạn có đúng không? Công ty có trách nhiệm đóng
bảo hiểm cho người lao động như thế nào? Trường hợp công ty bắt buộc người lao động phải tự đóng
100% BHXH có đúng không? Xin cám ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

– Trường hợp thứ nhất, căn cứ Khoản 10 Điều
36 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như
sau:

“10. Người sử
dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này;
người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do
kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác
xã.”

– Căn cứ Điều 44 Bộ luật lao động năm
2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công
nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:

“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao
động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh
tế

1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh
hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và
thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ
làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không
thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc
làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều
người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và
thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không
thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm
cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao
động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể
lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp
tỉnh.”

– Căn cứ  Khoản 2 Điều 13
Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về lý do kinh tế mà người sử dụng lao động cho
người lao động thôi việc như sau:

“Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do
kinh tế

2. Lý do kinh tế tại Khoản 2 Điều 44 của Bộ luật Lao động thuộc một trong các trường hợp sau
đây: 

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; 

b ) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc
tế.”

– Trong trường hợp công ty bạn làm ăn thua lỗ muốn
cho người lao động nghỉ việc thì phải thuộc trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động
nghỉ việc vì lý do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi
tái cơ cấu kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế theo quy định tại Khoản 2 Điều
13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu trên. Nếu công ty bạn cho người lao động nghỉ việc
với các lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì
phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể,
trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ viêc vì lý do kinh tế phù hợp với
quy định của pháp luật thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động
năm 2012. Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định 
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động về trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc như sau:

“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
làm

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49
của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị
mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao
động. 

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian
người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã
tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử
dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: 

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời
gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề
để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian
nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110,
nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật
Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian
phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công
việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kết luận không phạm tội; 

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử
dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng
lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức
đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; 

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động
được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được
tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. 

4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định
như sau: 

a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ
12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng
thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất
bằng 02 tháng tiền lương; 

b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao
động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc
hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người
lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh
nghiệp, hợp tác xã. 

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao
động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao
động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; 

b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch
bệnh truyền nhiễm; 

c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại
Điều 13 Nghị định này. 

6 . Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản
xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.”

– Trường hợp thứ hai, nếu trong hợp đồng lao động
giữa người sử dụng lao động và người lao động có nội dung thỏa thuận về việc người sử dụng lao
động tạm dừng sử dụng lao động trong thời gian thỏa thuận thì người sử dụng lao động phải chi
trả cho người lao động khoản tiền lương ngừng việc căn cứ vào Điều 98 Bộ luật lao động năm
2012 quy định như sau:

“Điều 98. Tiền lương ngừng
việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động
được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì
người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó
không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương
theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy
định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi
của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai,
hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng
không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cho người lao
động tạm ngừng việc làm do lỗi từ phía người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền
lương. Tức là phía công ty bạn phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao
động.

– Về vấn đề bảo hiểm xã hội, căn cứ Điểm a Khoản 1
và Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng áp dụng như
sau:

“Điều 2. Đối tượng áp
dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp
luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao
động;

3. Người sử
dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị
vũ trang nhân dân;
tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội –
nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,
tổ
chức
xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp
tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao
động.”

– Như vậy, trường hợp công ty bạn là người sử dụng
lao động thuộc một trong các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo
hiểm xã hội năm 2014 thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ tại Điều 5
Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về mức đóng và trác nhiệm đóng bảo hiểm xã hội như
sau:

“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm
đóng

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người
lao động

1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1,
1.2, 1.3, 1.4, 1.5, Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức liền lương tháng vào
quỹ hưu trí và tử tuất.

1.2. Người lao động quy định tại Điểm
1.6 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử
tuất.

1.3. Người lao động quy định tại Điểm 1.7
Khoản 1 Điều 4.

Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài,
đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương
cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã
hưởng BHXH một lần.

1.4. Người lao động quy định tại Điểm 1.8
Khoản 1, Khoản 2 Điều 4:

Thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

1.5. Người lao động quy định tại Khoản 1
Điều 4 còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng
tháng: mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động
trước khi nghỉ việc (hoặc chết) vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện đến 31/12/2015; từ
01/01/2016, thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt
Nam).

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn
vị

2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ
tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 Khoản 1 Điều
4 như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai
sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử
tuất.

2.2. Đơn vị hằng tháng đóng 14%
mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại Điểm 1.6
Khoản 1 Điều 4.”

Như vậy, trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội là của
người lao động và người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 5 Quyết định
959/QĐ-BHXH , công ty bạn yêu cầu người lao động tự đóng 100% Bảo hiểm xã hội là không đúng
quy định.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây