Thủ tục chấm dứt hợp đồng với người lao động khi công ty khó khăn

0
1230
Công ty khó khăn có thể chấm dứt hợp đồng
với người lao động không? Thủ tục chấm dứt hợp đồng với người lao động khi công ty khó khăn.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty do em làm chủ đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế không
ổn để giữ lại nhiều nhân viên như thế này, vậy em phải làm thế nào để chấm dứt hợp đồng và thủ
tục thực hiện như thế nào ạ? Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tại khoản 1, Điều 44, Bộ luật lao động 2012 đã xác định như
sau:

“Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến
việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện
phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc
mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải
quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho
người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng với người
lao động. Để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì khó khăn về kinh tế mà ảnh hưởng đến
việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện
phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động này, đó là
:

“1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội
dung chủ yếu sau đây:

 a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục
được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ
hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang
làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao
động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương
án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự
tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu
tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng”.

Sau khi hoàn thành phương án sử dụng lao động mà không thể bố
trí công việc cho bên kia thì cần phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 47, Trách nhiệm của
người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định
thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời
điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt
hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi
của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30
ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ
tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ
lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt
hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây