Nghỉ ốm nên công ty chấm dứt hợp đồng lao động có đúng không?

0
1181
Nghỉ ốm nên công ty chấm dứt hợp đồng lao
động có đúng không? Công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
luật.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Luật sư cho e xin phép được hỏi một tình huống như sau ạ?
Cũng vì bệnh tật em có xin phép công ty được nghỉ một thời gian để chữa bệnh, sau khi quay lại làm
em cũng có giấy tờ ra viện và giấy nghỉ ốm đầy đủ nhưng đến giờ công ty lại muốn chấm dứt hợp đồng
với em, cho e hỏi có luật nào nghỉ ốm mà cũng bị chấp dứt hợp đồng không ạ? Xin luật sư tư vấn
giúp em, em cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Nội dung tư
vấn

Tại Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng
lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối
với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối
với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao
động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem
xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy
định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải
thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định
tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải
báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời
hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời
hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản
1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng”.

Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động chi tiết như sau:

“Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như
sau:

1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ
hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên
không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do
người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ
sở.

2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Do địch họa, dịch bệnh;

b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy, người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động với người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với
người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với
người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động
đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì
người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.

 

>>> Luật sư tư
v
n về chấm dứt hợp đồng lao động qua
t
ổng đài:

1900.6198

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do này thì chủ sử dụng lao động phải
báo ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp
đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng; ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn thuộc trường hợp ốm đau như trên thì chủ
sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nếu như công ty chấm
dứt hợp đồng lao động với bạn không thuộc trường hợp ốm đau nêu trên thì sẽ vi phạm về việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, khi đó bạn có quyền khiếu nại tới người sử dụng
lao động, Thanh tra lao động hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây