Có được phép yêu cầu người lao động đặt tiền để đảm bảo việc thực hiện HĐLĐ?

0
1190

 

Kính gửi V-Law! Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty đã đồng ý giúp đỡ qua mail những thắc mắc của mọi người! Chúc công ty ngày càng thành công, phát triển!

Về trường hợp cá nhân tôi: Khi được tuyển dụng vào công ty, theo quy chế tuyển dụng của công
ty, đối với người lao động gián tiếp (Bộ phận văn phòng) phải đóng góp 5
triệu đồng để gắn trách nhiệm, nghĩa vụ về vật chất! Sau khi ký hợp đồng vào năm
2013, tôi đã hoàn thành nghĩa vụ đóng 5 triệu đó. Đến năm 2016, tôi đơn
phương chấm dứt hợp đồng trái luật (không báo trước 45 ngày), đã tiến hành đền bù
theo luật và đã có quyết định chấm dứt HĐLĐ từ công ty, nay tôi làm đơn xin lấy lại
5 triệu đó thì bên công ty căn cứ quy chế công ty là phải chấm dứt hợp đồng
lao động đúng luật mới có quyền đòi lại 5 triệu đó! Kính mong công ty luật minh
gia tư vấn giúp tôi để tôi đòi lại được số tiền đó! Xin chân thành càm ơn!
Trân trọng!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi
câu hỏi yêu cầu tư vấn đến V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn
như sau:

Bộ luật Lao động 2012  có quy định:

“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không
được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của
người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Theo quy định trên, trường hợp của bạn, công ty yêu cầu
bạn phải đóng góp 5 triệu đồng để gắn trách nhiệm, nghĩa vụ về vật chất khi ký
kết hợp đồng lao động cũng được xem xét số tiền đó là để bảo đảm thực hiện hợp đồng lao
động giữa hai bên. Do vậy, việc công ty bạn yêu cầu như vậy là trái với quy định của pháp luật hiện
hành.

Với hành vi vi phạm đó, sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị
định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao
động 

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: 


b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực
hiện hợp đồng lao động; 


3. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số
tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân
hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều này.”

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi
phạm hành chính 2012 thì trường hợp này đã hết thời hiệu xử phạt hành chính (thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm). Do vậy, người có thẩm quyền xử
phạt (Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội – Khoản 2 Điều 37 Nghị định
95/2013/NĐ-CP) sẽ không còn thời hiệu để ra quyết định xử phạt công ty. Đối với biện pháp
khắc phục hậu quả thì công ty bạn vẫn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (vì đối với biện
pháp khắc phục hậu quả không áp dụng thời hiệu – Khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính
2012).

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 1900.6198
 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây