Thay đổi công việc có cần sự đồng ý của người lao động?

0
1251
Thay đổi công việc có cần sự đồng ý của
người lao động? Công ty có quyền điều chuyển nhân sự làm việc khác theo thỏa thuận
không?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, em làm việc ở công ty TNHH B được 5 năm. Nay
tôi bị tai nạn lao động khi làm việc. Công việc tôi đang làm không phải là công việc như đã ký kết
trong hợp đồng. Hôm nay giám đốc nhân sự điều tôi làm công việc này nhưng tôi không đồng ý. Vì tôi
cảm thấy không an toàn. Nhưng vẫn bị ép phải làm. Xin hỏi luật sư, bây giờ tôi phải làm gì để đòi
lại quyền lợi của mình? Việc công ty chuyển tôi đi làm công việc khác có đúng hay
không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Bộ luật lao động 2012 thì việc
chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng chỉ được thực hiện khi  gặp khó khăn
đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao
động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng
không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao
động.

Do đó, người sử dụng lao động chỉ được chuyển người lao động
làm công việc khác khi mà xảy ra một trong những điều kiện nêu trên.

Mặt khác, căn cứ vào khoản 2 Điều 31 Bộ luật lao động 2012
thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết ít nhất 3 ngày làm việc, thông
báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao
động.

Trong trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm
công việc khác so với hợp đồng mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng
việc theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động 2012.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không tuân thủ các
điều trên và ép buộc người lao động làm việc  thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo điểm  a khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động
2012 và được hưởng trợ cấp thôi việc với điều kiện người lao động làm thường xuyên từ đủ 12 tháng
trở lên theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2012.

Và nếu người lao động không đồng ý chuyển công việc nhưng
cũng không muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được ngừng việc và được trả lương
ngừng việc theo  khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động 2012

Với trường hợp bạn bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao
động có trách nhiệm -thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục
bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chi phí y tế
từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động tham gia bảo hiểm y
tế.

-Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động khi điều đó
không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được bồi thường
với mức như sau:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4
tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người
lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do
tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng
được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên.

Do đó, trong trường hợp của bạn khi bị chuyển làm công việc
khác trái với hợp đồng mà xảy ra tai nạn bạn có quyền yêu cầu công ty chi trả những chi phí và bồi
thương thiệt hại cho tại nạn lao động của bạn nếu như thỏa mãn điều kiện được bồi thường về tai nạn
lao động và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao
động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây