Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của người lao động?

0
1230
Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của
người lao động? Cách giải quyết khi có tranh chấp về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào V-Law. Lời đầu tiên cho tôi gửi đến
quý công ty lời chúc sức khỏe và một năm mới an khang thịnh vượng. Tôi có một thắc mắc muốn được
giải đáp, hy vọng khi công ty nhận được email của tôi, phía các bạn sẽ sớm có phản hồi: Tôi là nhân
viên của một tổ chức tín dụng A. Tôi có vay một khoản tiền của tổ chức tín dụng A bằng tài sản đảm
bảo (quyền sử dụng đất) thời hạn vay 36 tháng. Khi đến hạn tôi mất khả năng thanh toán (tổ chức tín
dụng A có cho tôi gia hạn nhiều lần). Đồng thời gửi hồ sơ tới trung tâm bán đấu giá tài sản để thu
hồi khoản vay của tôi (nhưng không bán được tài sản). Tháng 12/2015, tôi xin nghỉ việc. Phía đơn vị
có thanh toán các chế độ cho tôi như: Tiền phép năm 2015, tiền chêch lệch lương tối thiểu vùng theo
Nghị quyết của Đại hội và các khoản phụ cấp khác. Tuy nhiên phía đơn vị không cho tôi nhận lại các
khoản chế độ nêu trên mà cấn trừ vào khoản vay của tôi tại đơn vị khi chưa được sự đồng ý của tôi.
Xin hỏi phía đơn vị làm như vậy đúng hay sai?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Giữa bạn và tổ chức tín dụng nơi ban đang làm việc có một hợp
đồng vay, có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Khi bạn đã bị mất khả năng thanh toán thì
tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của bạn. Phương thức xử lý tài
sản bảo đảm là bán đấu giá quyền sử dụng đất. Việc tài sản bảo đảm không bán được thì rủi ro sẽ
hoàn toàn thuộc về tổ chức tín dụng, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc tài sản bảo đảm
không bán được.

Hợp đồng lao động giữa bạn và tổ chức tín dụng đã chấm dứt
theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, việc tổ chức tín dụng không thanh toán các khoản chế độ khi
hợp đồng lao động giữa bạn và tổ chức tín dụng chấm dứt để bù trừ vào khoản nợ của bạn tại đơn vị
này mà không có sự đồng ý của bạn là không đúng quy định của pháp luật.


1900.6198

Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy
định:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp
đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của
mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Như vậy, tổ chức tín dụng cần phải có trách nhiệm thanh toán
thanh toán đầy đủ các chế độ cho bạn khi hợp đồng lao động chấm dứt theo đúng các quy định của pháp
luật lao động. Khoản vay giữa bạn và tổ chức tín dụng thuộc về một quan hệ pháp luật khác, tổ chức
tín dụng không được bù trừ nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật lao động.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng nhất quyết không thanh toán
các khoản chế độ cho bạn. Bạn có thể thỏa thuận lại với đơn vị này về cách thức hoàn trả khoản vay
hoặc giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật về lao động. Trường hợp có phát sinh tranh chấp
thì theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012, tranh chấp về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Bạn có quyền khởi kiện vụ án lao động tại Tòa án
nhân dân có cấp huyện nơi tổ chức tín dụng có trụ sở theo pháp luật tố tụng dân
sự.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có
liên quan khác của V-Law
:

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ  
1900.6198

để được giải
đáp.

——————-

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ
LIÊN QUAN CỦA V-LAw:

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây