Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động

0
1298
Cho tôi hỏi thẩm quyền xử phạt hành chính về
lao động được quy định như thế nào ?



Tóm tắt câu hỏi:

Hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động diễn ra rất nhiều nhưng có nhiều trường hợp xử phạt không đúng thẩm quyền của mình. Vậy cho
tôi hỏi thẩm quyền xử phạt hành chính về lao động được quy định như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Tùy vào từng vụ việc cụ thể, hành vi vi phạm nhất định mà có
sự khác nhau về thẩm quyền giải quyết của các chủ thể với nhau. Thẩm quyền này được quy định cụ thể
trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng

Thứ nhất: Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã:

+ Phạt cảnh cáo

+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung

Thứ hai: Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động

1. Thanh tra viên lao động, người được giao
nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có
quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả

3. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả

4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có
quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả

5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả

Thứ ba:  Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước

Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt
hành vi vi phạm hành chính

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả

Cuối cùng: Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác

1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa người
lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam

2. Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định
tại Khoản 1 Điều 22

.

3. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại
các Điều 36, Điều 37 và Điều 38 và Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy
định trong

.thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình có quyền xử phạt
theo đúng quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền xử lý cũng
có sự phân quyền khác nhau.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:
1900.6190 – 1900.6212
để được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi: 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây