Trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động

0
1260

Chúng tôi làm việc tại một Công ty cổ phần Tư vấn. Tháng 10 năm 2015 nhà nước thoái nốt hơn 40% vốn tại doanh nghiệp, sau khi thắng thầu mua lại phần vốn nhà nước, nhà đầu tư tư nhân đã mua gom 98% cổ phiếu của công ty và tổ chức ĐHCĐ bầu lại và cơ cấu lại tổ chức.

Hơn 30 lao động
của công ty không được sắp xếp việc làm buộc phải chấm dứt HĐLĐ.Từ tháng 11 năm 2015 công ty không
chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Đại diện pháp luật của công ty giao cho Giám đốc công
ty (giám đốc thuê) tổ chức SXKD lấy tiền lãi để trả trợ cấp cho người thôi việc. Do SXKD không có
lãi, không đủ tiền trả lương cho người lao động nên không có tiền trả trợ cấp thôi việc. Xin hỏi
việc làm đó của người đại diện pháp luật của công ty có đúng không? Người LĐ làm thế nào để nhận
được trợ cấp thôi việc?.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi xin
tư vấn như sau:

Thứ
nhất
, việc công ty trả trợ cấp thôi việc cho bạn là đúng hay sai?

Điều 44 Luật Lao
động 2012 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ
hoặc vì lý do kinh tế:

1. Trường
hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử
dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại
Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để
tiếp tục sử dụng.

Trong trường
hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi
việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Luật
này.

2. Trong
trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì
người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều
46 của Bộ luật này.

Trong trường
hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc
thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Luật
này.

3. Việc cho
thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã
trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan
quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trước hết, ta
phải xét xem bạn và những người lao động kia sẽ được hưởng trợ cấp gì khi bị chấm dứt hợp đồng. Nếu
công ty bạn khi thay dổi cơ cấu, tổ chức lại mà xây dựng được phương án sử dụng lao động, sắp xếp
được việc làm cho những người lao động thì khi thôi việc, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.
Trường hợp công ty không sắp xếp được việc làm cho người lao động thì người lao động khi chấm dứt
hợp đồng lao động sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Theo thông tin
bạn cung cấp, 30 người lao động không được công ty sắp xếp việc làm buộc phải chấm dứt hợp đồng lao
động thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Điều 49 Luật Lao
động 2012 quy định trợ cấp mất việc làm:

1. Người sử dụng
lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng
trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc
trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm
việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử
dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi
việc.

3. Tiền lương để
tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước
khi người lao động mất việc làm.

Thứ
hai
, quyền lợi của người lao động được hưởng khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Khoản 1 Điều 47
Bộ luật lao động 2012 quy định :“Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi
bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày”.

Công ty phải có
trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho 30 người lao động. Hai bên có thể hòa giải, thỏa thuận với
nhau. Trường hợp công ty không trả thì những người lao động có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân
dân nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp này.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ
trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực
tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây