Thẩm quyền xử phạt hành chính của Chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội

0
1561

Thẩm quyền xử phạt hành chính của Chánh thanh tra Sở lao động. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra sở lao động và thương binh xã hội.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Sở 

Căn cứ Điều 25 Luật thanh tra năm 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra sở có nhiệm vụ sau đây: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của sở; lãnh đạo Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của sở.

Chánh Thanh tra sở có quyền hạn sau đây: Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình; Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao; yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình; Kiến nghị Giám đốc sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở; Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Chánh Thanh tra bộ; Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Kiến nghị Giám đốc sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 20/11/2017 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định cụ thể như sau: Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao; Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.

Thẩm quyền xử phạt hành chính của Chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì được quy định như sau: Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 5 Điều 31 của Nghị định này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị xử phạt nhưng cho rằng quyết định xử phạt đó của Chánh thanh tra Sở lao động là không đúng, doanh nghiệp có quyền làm đơn khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Sở lao động và thương
binh xã hội.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây