Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?

0
1300
Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã
hội có được không? Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội khi làm việc cùng lúc 2 công
ty.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào anh chị! Anh chị cho hỏi trường hợp công nhân
không muốn tham gia bảo hiểm thì có thể đáp ứng nhu cầu cho họ hay không? Hoặc trường hợp công nhân
đấy đang tham gia bảo hiểm ở công ty khác rồi không muốn tham gia bảo hiểm ở công ty hiện tại thì
có được không? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư
vấn:

Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là quyền lợi và
cũng là trách nhiệm của người lao động theo quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động năm
2012.

Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp
dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp
luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao
động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời
hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Theo quy định trên, người lao động làm việc theo hợp
đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng
thì việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện từ ngày 01/01/2018.

Trường hợp thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc mà người lao động thỏa thuận với người sử dụng la động không đóng bảo hiểm xã hội thì
sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định
88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như
sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy
định.”

 

>>> Luậ
t sư tư v
n pháp lut về việc
tham gia bảo hiểm xã hội tại 2 doanh nghiệp
:

1900.6198

Trường hợp người lao động làm việc tại 2 doanh
nghiệp và đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số
44/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao
động

 

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

 

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với
nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp
đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động
còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương
với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao
động theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của
người sử dụng lao động và người lao động:

 

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với
nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức
tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y
tế.

 

…”

 

Theo đó, người lao động không được tham gia bảo hiểm
xã hội đồng thời tại 2 công ty mà chỉ được tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty ký hết
hợp đồng lao động đầu tiên và bảo hiểm y tế tại công ty có mức tiền lương cao hơn. Đối với công ty
không đóng bảo hiểm xã hội thì công ty này sẽ chi trả tiền bảo hiểm cùng với tiền lương cho
người lao động.

Như vậy, nếu người lao động này đã tham gia bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế ở công ty khác thì không cần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
tại công ty của bạn tuy nhiên công ty bạn sẽ chi trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp cùng với tiền lương cho người lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về bảo hiểm xã hội của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây