Thẩm quyền xử lý kỷ luật khi người lao động thuê lại vi phạm

0
1274
Thẩm quyền xử lý kỷ luật khi người lao động
thuê lại vi phạm. Cách xử lý kỷ luật khi người lao động thuê lại có hành vi vi phạm lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Công ty tôi có ký kết hợp đồng thuê lại 10 lao
động với một công ty TNHH A. Tuy nhiên, có một người lao động thường xuyên không hoàn thành công
việc, nghỉ quá số buổi theo quy chế của Công ty. Vậy công ty tôi có quyền xử lý kỷ luật với người
lao động này không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Khoản 2 Điều 58 Bộ luật lao
động 2012 quy định về một trong những nghĩa vụ của NLĐ thuê lại:

“2. Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều
hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao
động.”

Khoản 6 Điều 57

quy định về một trong những
quyền của bên thuê lại lao động:

“6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao
động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.”

Khoản 7 Điều 56

quy định về một trong những
quyền của bên cho thuê lại lao động:

“7. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm
kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao
động.”

Theo đó, nếu NLĐ thuê lại có hành vi vi phạm kỷ luật thì bên
thuê lại lao động (tức Công ty bạn) trả lại NLĐ thuê lại cho bên cho thuê lại lao động chứ
không trực tiếp xử lý. Và bên thuê lại lao động có nghĩa vụ cung cấp cho bên cho thuê lại lao
động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao
động theo quy định tại Khoản 7 Điều 57

Bên cho thuê lại lao động sẽ có nghĩa vụ xử lý NLĐ thuê lại
vi phạm kỷ luật.

 

Tuy nhiên, ngay cả khi bên cho thuê lại lao động đã được bên
thuê lại lao động cung cấp chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ thuê lại, thì bên
cho thuê lại lao động cũng rất khó để kỷ luật NLĐ nếu hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại bên thuê
lại lao động không được quy định trong nội quy của bên cho thuê lại lao động. Vấn đề này cần có
những quy định pháp luật cụ thể hơn để điều chỉnh để giải quyết hiệu quả các vụ việc trên thực
tế.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây