Thẩm quyền Tòa trong việc giải quyết yêu cầu về lao động

0
1379
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh
chấp.


Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là việc các cá nhân, cơ quan, tổ
chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ lao động của mình hoặc của cá nhân, tổ chức
khác, hoặc yêu cầu Tòa án không công nhận một số vấn đề trong lĩnh vực lao động được pháp luật quy
định.

Theo Điều 32 BLTTDS thì các yêu cầu về lao động thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án gồm:

Một là, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động
của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

Đối với các yêu cầu về lao động, việc Tòa án nước ngoài có
quyền ra bản án, quyết định lao động có thể là do vụ việc lao động đó xảy ra ở nước ngoài và do các
chủ thể là người nước ngoài thực hiện, hoặc cũng có thể là một trong các chủ thể của quan hệ đó là
người Việt Nam và vụ việc lao động đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nước
ngoài.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người có
quyền, lợi ích liên quan có quyền gửi yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án
nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải
quyết.

Hai là, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.

Tại Việt Nam, một số quyết định về lao động được thực hiện
bởi trọng tài như quyết định hòa giải thành của Hội đồng Trọng tài lao động; …. Ở một số quốc gia
khác như Mỹ, Singapore,…thì Trọng tài cũng thể hiện vai trò của mình trong việc ra một số quyết
định về lao động. Vì thế, đối với những quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài có thể được
yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu này thuộc về Tòa
án.

Ba là, các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy
định.

Như vậy, có thể thấy đây là quy định mở. Bởi ngoài các trường
hợp quy định tại Điều 32 BLTTDS thì chưa có quy định nào về việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết
các việc dân sự về lao động.

Như vậy, đối với từng loại việc, pháp luật đã có những quy
định khá cụ thể, rõ ràng về những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đây là cơ sở quan
trọng để Tòa án giải quyết các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn. BLTTDS SĐBS 2011 cũng đã mở rộng
thêm một số yêu cầu phát sinh từ quan hệ dân sự nhằm giúp người dân bảo vệ được quyền lợi của mình
hơn nữa cũng như khẳng định lại vai trò quan trọng của Tòa án trong việc giải quyết việc dân
sự.

Tuy nhiên, pháp luật không thể dự liệu hết được các trường
hợp xảy ra trong thực tiễn đời sống, nên đã để một quy định mở: “các yêu cầu khác mà pháp luật có
quy định”. Điều này một mặt giúp bảo vệ hơn nữa quyền lợi của người dân, song, một mặt do những yêu
cầu này chưa được quy định cụ thể trong BLTTDS nên khi thụ lý giải quyết, Tòa án phải căn cứ vào
các quy định của BLDS và các văn bản khác có liên quan để xác định yêu cầu đó có thuộc thẩm quyền
của mình không. Vì thế, công việc của Tòa án theo đó mà nặng hơn những trường hợp đã được quy định
trong BLTTDS.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây