Tai nạn khi điều động làm thêm giờ có được coi là tai nạn lao động?

0
1249

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn hỏi luật sư, vào ngày nghỉ ( Cty tôi làm việc 40 giờ / tuần, thứ 7 và Chủ nhật nghỉ ). Khi được điều động làm thêm vào ngày thứ 7 hoặc Chủ nhật, thời gian di chuyển từ nhà đến cơ quan và ngược lại có được xem là thời gian làm việc không ( thời gian làm ngoài giờ )? Khi di chuyển đi và về nếu bị tai nạn giao thông có được xem là tai nạn lao động không? Chân thành cảm ơn Luật Sư !

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn
đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư
vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định của pháp luật
hiện hành, thời gian được tính vào thời gian làm việc có hưởng lương được quy định:

 

Điều 3. Thời giờ được tính vào
thời giờ làm việc được hưởng lương

 

1. Nghỉ trong giờ làm việc theo
quy định tại Điều 5 Nghị định này.

 

2. Nghỉ giải lao theo tính chất
của công việc.

 

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình
lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con
người.

 

4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút
đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 

5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với
lao động nữ trong thời gian hành kinh.

 

6. Thời giờ phải ngừng việc không
do lỗi của người lao động.

 

7. Thời giờ học tập, huấn luyện
an toàn lao động, vệ sinh lao động.

 

8. Thời giờ hội họp, học tập, tập
huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

 

9. Thời giờ hội họp, học tập, tập
huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp
luật về công đoàn.

 

10. Thời giờ làm việc được rút
ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ
hưu.

 

Căn cứ vào quy định trên, thời gian
đi làm từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại sẽ không có cơ sở để tính vào thời gian làm việc có
hưởng lương. Tuy nhiên, nếu bị tai nạn trên đường đi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nhà thì vẫn
sẽ được xác định là tai nạn lao động chứ không phải là tai nạn giao thông. Căn cứ:

 

Điều 39 – Luật an toàn vệ sinh lao
động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù
khi người lao động bị tai nạn lao động

2. Trường hợp người lao động bị
tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời
gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì
người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật
này.

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu
còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng
liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng
cách
 gọi 1900.6198
 để được giải đáp.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây