Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động

0
1213

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin nhờ luật sư tư vấn dùm trường hợp tai nạn lao động thương tật của tôi! Tôi làm quản lý ở một công ty thủy hải sản. Trong thời gian làm việc tăng ca (16 giờ 30 phút) tôi bị tai nạn lao động thương tật do trượt chân (nền xưởng sản xuất có nhiều dầu rất trơn), tay phải đưa vô máy, làm mất 1 ngón tay trỏ và 1 ngón tay giữa

Xin hỏi trường hợp của tôi là lỗi do người sử dụng lao động hay
lỗi do người lao động. Và khi lập biên bản xảy ra tai nạn lao động thì công ty nâng
giờ lên (sửa thời gian xảy ra tai nạn lao động thương tật trong thời gian làm việc
bình thường, cụ thể là sửa lại thành 17 giờ). Trường hợp của tôi như vậy công
ty có làm đúng quy định không? Mong được luật sư tư vấn sớm. Chân thành cảm ơn luật
sư!

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi

về cho V-Law. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Câu hỏi thứ nhất:

Trong trường hợp này, lỗi thuộc NSDLĐ (công ty) chứ không thuộc về
bạn. Theo như dữ liệu bạn cung cấp, việc sàn nhà có nhiều dầu gây trơn trượt, nguy hiểm thuộc về
trách nhiệm của công ty là đã không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động mà cụ thể là môi trường làm
việc không an toàn, gây nguy hiểm cho NLĐ. Và trường hợp của bạn được xác định là tai nạn lao động
theo BLLĐ 2012

Theo quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ
sinh lao động:

Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa
ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết
thúc công việc tại nơi làm việc.

Trong trường hợp của bạn, “tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”
nên được xác định là tai nạn
lao động và bạn sẽ được người sử dụng lao động bồi thường.

Do trường hợp của bạn hoàn toàn do lỗi của người sử dụng lao động nên
bạn sẽ được người sử dụng lao động bồi thường theo Điều 144 Trách nhiệm của người sử dụng lao động
đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của BLLĐ

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí
không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và
thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao
động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Câu hỏi thứ 2:

Việc công ty khai sai thời gian xảy ra tai nạn lao động trong khi lập
biên bản là sai so với quy định của pháp luật, cụ thể là tại Điều 146 BLLĐ quy định các hành
vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm:

1. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.

2. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, việc công ty khai báo không đúng thời gian xảy ra tai nạn đã
vi phạm khoản 2 điều 146 của BLLĐ 2012.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ
hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây