Quyền lợi của người lao động khi có đồng thời hai thẻ bảo hiểm y tế?

0
1219
Quyền lợi của người lao động khi có đồng thời hai thẻ bảo hiểm y tế? Mức hưởng bảo hiểm y tế. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Cho tôi hỏi tôi đang có thẻ BHYT của doanh nghiệp và cùng có 1 thẻ BHYT của người có công. Em làm gì để được hưởng mức bảo hiểm tối đa mà không ảnh hưởng đến BHYT của doanh nghiệp?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi năm 2014 thì mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

“2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này. 

Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định đối tượng đầu tiên là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động).

Khoản 2 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định:

“2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.”

Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:

  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
  • 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế;
  • 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng người có công với cách mạng bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến. Tuy nhiên, đối với đối tượng người lao động thì bạn được hưởng 80% chi phí điều trị nội trú.

Theo quy định trên, bạn vẫn phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc theo đơn vị mà bạn đang công tác nhưng bạn vẫn được hưởng bảo hiểm y tế theo quyền lợi của đối tượng có công với cách mạng. Do đó, khi bạn đi khám chữa bệnh bạn xuất trình thẻ bảo hiểm y tế đối với người có công thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi cao nhất.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây