Thủ tục trước và trong phiên họp cùng thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật lao động

0
1267

Nói đến thủ tục là nói đến những bước quan trọng mà doanh nghiệp phải tuân thủ nếu như không muốn gặp phải các rắc rối không đáng có.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Người sử dụng lao động cần lập biên bản xác nhận hành vi vi phạm của người lao động

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm thì người sử dụng lao động phải tiến hành lập biên bản vi phạm ngay lập tức và thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành mở cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra, nếu có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và còn trong thời hiệu xử lý luật lao động thì tiến hành thủ tục thông báo mở cuộc họp xử lý luật lao động.

Trước khi mở phiên họp

Người sử dụng lao động cần phải gửi thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật.

Người sử dụng lao động chỉ cần đảm bảo những thành phần tham dự phải nhận được thông báo. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, các thành phần tham dự có nghĩa vụ trả lời xác nhận có hay không thể tham dự cuộc họp.

Nếu bất kỳ thành phần tham dự nào vắng mặt mà không có lý do chính đáng, người sử dụng lao động có quyền tiến hành cuộc họp thay vì phải chờ đến khi đã tiến hành thông báo ít nhất 03 lần như quy định hiện nay. Hơn nữa, việc người lao động là chủ thể trực tiếp liên quan đến vụ việc xử lý kỷ luật nhưng không tham gia cuộc họp vẫn không ảnh hưởng đến cuộc họp nếu như thông báo mời họp đã gửi hợp lệ.

Tại cuộc họp xử lý luật lao động

Sau khi Chủ trì cuộc họp thông qua thành phần tham dự, chứng minh lỗi của người lao động, trước khi kết luận để đi đến cáo buộc người lao động có hành vi vi phạm Nội quy lao động để ra quyết định xử lý luật lao động thì người sử dụng lao động buộc phải có thủ tục trao đổi và ghi nhận vào biên bản cuộc họp những ý kiến của Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc cấp trên trực tiếp Công đoàn cơ sở.

Thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật lao động

Một trong những vấn đề đáng lưu ý nhất là khi có tranh chấp lao động xảy ra, người sử dụng lao động thường thua kiện và chịu tổn thất không nhỏ mặc dù đã tuân thủ đúng mọi trình tự, thủ tục khi xử lý luật lao động đối với người lao động, đó là thẩm quyết ký quyết định xử lý luật lao động.

Hiện nay, pháp luật lao động quy định: “Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động”.

Do đó,người trực tiếp giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động, bao gồm cả những người được ủy quyền bằng văn bản giao kết hợp đồng lao động đều có thẩm quyền ra quyết định xử lý luật lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây