Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động

0
1263
Chính phủ đã ban hành Nghị định số
95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm
xã hội.


Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày
22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định đã qui định một số biện pháp xử
phạt vi phạm hành chính đối với người lao động như sau:

1. Vi phạm về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp

Phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng nếu người lao động có một
trong những hành vi sau:

– Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát
hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy
hiểm;

– Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao
động khi có lệnh của người sử dụng lao động;

– Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị
hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.

2. Vi phạm về giải quyết tranh chấp lao
động

Phạt cảnh cáo nếu người lao động có hành vi tham gia đình
công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.

Phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng nếu người lao động có
một trong những hành vi sau:

– Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động,
lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;

– Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm
việc;

– Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử lao động
hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật khác.

 

3. Vi phạm về đóng bảo hiểm xã
hội

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng
nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Vi phạm về làm hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã
hội

Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng nếu người lao động có
hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc
hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Người lao động đi làm việc ở ngước
ngoài

Người lao động đi làm việc ở ngước ngoài có thể bị phạt
tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài ngoài trái phép sau khi
hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi
nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc,
lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Ngoài phạt tiền, người lao động vi
phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5
năm…

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày
10/10/2013.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây