Quy định về kỷ luật lao động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

0
1363

Quy định về kỷ luật lao động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.

Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang làm công tác tuyển sinh tại Trường PT iSchool Ninh Thuận (tư nhân),
hợp đồng lao động 1 năm. Nhưng ngày 20/9/2016 Công ty iSchool đăng tin tuyển người thay vị trí của
tôi mà chưa có bất kỳ thông báo nào với tôi. Trong khi đó, tính đến hết ngày 26/9 chưa có vi phạm
hay bị kỷ luật điều gì. Ngày 26/9 tôi hỏi trực tiếp công ty, nhưng đến ngày 27/8 đại diện công ty
là Trưởng phòng Tuyển sinh mới gọi điện thoại thông báo quyết định cho tôi nghỉ việc của công ty vì
lý do KHÔNG ĐẠT CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, trong khi điều khoản hợp đồng không nhắc đến việc này làm ràng
buộc. Sau đó, Chiều ngày 27/8, Ban Giám Hiệu nhà trường mời tôi vào phòng làm việc để làm biên bản
cuộc họp Nêu 14 cái lỗi vi phạm từ cái tháng đầu tiên tôi vào thử việc cho đến ngày 14/8/2016. Họ
yêu cầu tôi tự viết đơn xin nghỉ ngay trong 10 tới hoặc họ làm quyết định kỷ luật tôi để tôi không
còn đường tiến thân. Tôi cảm thấy bản thân mình bị sỉ nhục đến vô cùng. 31 tuổi với 6 năm làm quản
lý, tôi chưa vi phạm điều gì để bất kỳ doanh nghiệp nào chịu tổn thất và “thiếu tôn trọng” mình thế
này. Trong cuộc họp ngày 27/9 vừa qua, tôi đã hỏi Ban Giám Hiệu về việc công việc hiện tại của tôi
” Nên ngưng lại hay tiếp tục làm việc bình thường”., Hiệu trưởng đã trả lời “cứ làm việc bình
thường”. Tuy nhiên, cả ngày hôm nay, mọi mail và công việc của tôi lại không nhận được sự phản hồi
từ tất cả nhân viên của trường, và ngược lại mọi công việc của công ty và trường đều không thông
tin đến tôi. Tôi làm việc một mình như thể chốn không người. Thời gian còn lại của hợp đồng là 6
tháng nữa, tôi không cần việc làm nhưng tôi cần sự tôn trọng và uy tín. Rất mong Luật sư hãy tư vấn
cho tôi cách gì để tôi lấy lại sự tôn trọng của một người lao động, một người phụ nữ, một người mẹ,
một nhà giáo. Chân thành cảm Luật vì đã cho tôi cơ hội gửi bức thư này, mặc dù không biết trường
hợp của tôi có đến được luật sư để được trợ giúp hay không. Chúc quý công ty sức khỏe và thành
công?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của Công ty LUẬT VIỆT. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG
GIA
xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tại Điều 36 Bộ luật lao động 2012 có quy định các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động như sau:

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao
động

“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều
192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao
động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

……

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3
Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định
tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay
đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp
tác xã.”

Căn cứ theo thông tin bạn trình bày bạn có ký hợp đồng lao động một năm với
Trường Phổ thông iSchool Ninh Thuận, đến nay mới thực hiện hợp đồng được sau tháng thì bên phía nhà
trường có thông báo 14 lỗi từ thời điểm bạn thử việc. Ban giám hiệu nhà trường có tổ chức cuộc họp
và có yêu cầu bạn tự làm đơn xin thôi việc hoặc Nhà trường sẽ ra quyết định kỷ
luật.

Tại Điều 118 và Điều 123 Bộ luật lao động 2012 có quy định về kỷ luật lao
động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 118. Kỷ luật lao động

“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công
nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao
động

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như
sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao
động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ
sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc
người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc
người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên
bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một
hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao
động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng
nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong
thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng
lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết
luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật
này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới
12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật
lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình.”

Theo thông tin bạn trình bày, Ban Giám Hiệu Trường Phổ thông iSchool mời bạn
vào phòng làm việc để làm biên bản cuộc họp và nêu 14 lỗi vi phạm từ tháng đầu tiên
bạn vào thử việc cho đến ngày 14/8/2016.  Trước đó phía nhà trường có thông báo sẽ cho
bạn nghỉ việc vì không đạt chỉ tiêu tuyển sinh, trong hợp đồng lao động không có yêu cầu về chỉ
tiêu tuyển sinh. Do bạn trình bày không rõ những lỗi mà bạn mắc phải có được quy định cụ thể trong
nội quy lao động hay không? Hình thức xử lý kỷ luật của những lỗi đó là gì? Do vậy, bạn cần dựa vào
nội quy lao động để xem xét việc Nhà trường dựa vào những lỗi đó để ra quyết định xử lý kỷ luật bạn
có đúng hay không? Nếu có căn cứ cho rằng việc xử lý kỷ luật bạn với những lỗi đó là không có căn
cứ thì bạn có thể làm đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật gửi trực tiếp cho Ban giám hiệu nhà
trường.

Ngoài ra, tại Điều 200 Bộ luật lao động 2012 có quy định Cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.”

Ngoài việc bạn làm đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật của nhà trường,
bạn có thể làm đơn tố cáo và gửi trực tiếp đến Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đóng
trụ sở để được giải quyết. Nếu sau khi Phòng lao động thương binh xã hội đã giải quyết mà hai bên
vẫn không thỏa thuận giải quyết được thì bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi trực tiếp Tòa án nhân dân
cấp Huyện nơi công ty có trụ sở.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây