Xử lý người lao động nghỉ quá thời gian hưởng chế độ ốm đau

0
1235

Tóm tắt câu hỏi:

Em chào anh/Chị. Tên em là Nguyễn Thị Thảo hiện tại đang công tác tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Em có câu hỏi nhờ anh chị giúp đỡ như sau: Hiện tại đơn vị em có 1 trường hợp người lao động (làm việc theo hợp đồng lao động) nghỉ thời gian dài từ tháng 5/2017 đến tháng 9/2017. Trường hợp này đã đóng bảo hiểm trên 15 năm nên được nghỉ 40 ngày và đã được thanh toán chế độ BHXH. Tuy nhiên do nghỉ thời gian dài bên BHXH không chi trả chế độ và đơn vị không trả lương do nghỉ làm việc không đi làm. Anh/Chị cho em hỏi đơn vị không chi trả lương như vậy có đúng không? Căn cứ vào văn bản quy định nào áp dụng đối với trường hợp như vậy? Đến hiện tại trường hợp này vẫn làm giấy nghỉ ốm thì bên em có chi trả lương hay không hay cắt lương của đồng chí đấy? Nhờ anh chị cho em xin các văn bản trích dẫn để giải quyết trường hợp đó. Em cảm ơn anh/chị.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Khoản 2 Điều 186 Bộ luật lao động 2012 quy định:

“2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động”.

Theo đó, trong thời gian nghỉ ốm đau, đơn vị không phải trả lương cho người lao động mà người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chế độ ốm đau.

Về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

* Đối với người lao động bị ốm đau không phải bệnh dài ngày:

Người lao động bị ốm đau, không phải bệnh dài ngày
(ngàylàm việc/năm)
Đóng BHXH dưới 15 năm Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30
năm
Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên
Điều kiện làm việc bình thường 30 ngày 40 ngày 60 ngày
Điều kiện làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm, PCKV 0.7 trở lên
40 ngày 50 ngày 70 ngày

* Đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày:

Thời gian hưởng: Tối đa 180 ngày trong năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu nghỉ hết 180 ngày mà vẫn ốm thì được hưởng tiếp nhưng tối đa bằng thời gian tham gia BHXH.

Theo đó, trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội trên 15 năm được nghỉ chế độ ốm đau tối đa 40 ngày trong điều kiện làm việc bình thường, 50 năm nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT thì được nghỉ tối đa 180 ngày, nếu hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì vẫn tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn cần xác định người lao động của cơ quan bạn có mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hay không?

Trường hợp nếu người lao động này đã đóng bảo hiểm trên 15 năm và nay mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì việc nghỉ ốm đau từ tháng 5/2017 đến tháng 9/2017 và tiếp tục nghỉ cho đến nay không vi phạm quy định về thời hạn nghỉ theo quy định trên.

Trường hợp này công ty không phỉ trả lương cho người lao động mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả theo mức hưởng quy định tại Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“Điều 6. Mức hưởng chế độ  m đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng
liền kề trước khi nghỉ việc
x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm
đau
24 ngày

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa
trị dài ngày
= Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền
kề trước khi nghỉ việc
x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau
(%)
x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm
đau

Trong đó:
a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa
trị dài ngày
= Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền
kề trước khi nghỉ việc
x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau
(%)
x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm
đau
24 ngày

Trong đó:
– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
– Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.”

Trường hợp nếu người lao động không mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì khi hết thời gian nghỉ tối đa theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động muốn nghỉ thê thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 116 Bộ luật lao động 2012.

Trường hợp người lao động nghỉ quá thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 thì người người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động; …”

Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Khi người lao động khỏi bệnh thì được xem xét để tiếp tục ký kết hợp đồng lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây