Trả chậm lương cho người lao động

0
1259
Từ 1/3/2015, trả lương chậm người sử dụng
lao động sẽ phải trả thêm tiền. Nội dung này được quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực
từ 01/03/2015.


Thứ nhất: Nguyên tắc trả lương

Căn cứ quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động  năm 2012 thì nguyên tắc trả lương được quy định như sau:

Người lao động được trả lương trực
tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương
đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người
lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm trả lương.

Tại Điều 24 Nghị định
05/2015/NĐ-CP ngày 12-1-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung
của Bộ luật Lao động có hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và
đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý
do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả
lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 1
tháng.

Như vậy, ta thấy kể cả trường
hợp đặc biệt, người sử dụng lao động trả lương chậm quá 1 tháng sẽ bị xử
phạt.

         Thứ hai: Việc người
sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như
sau:

     1:  Nếu thời gian trả lương
chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

      2:  Nếu thời gian trả
lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân
với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm trả lương.

Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được
tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp,
cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Thứ ba: Trước đó, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 95/2013/NĐ – CP “xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng
“, có hiệu lực từ ngày 10/10/2013. Theo đó, doanh nghiệp, cơ quan chậm
trả lương cho người lao động có thể bị phạt từ 5 – 50 triệu đồng.

Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012 thì cả trường hợp đặc
biệt, người sử dụng lao động trả lương chậm quá 1 tháng sẽ bị xử phạt mức tiền trên. Chậm lương đối
với 1 đến 10 lao động, phạt 5 triệu đồng. Chậm lương đối với trên 300 lao động, phạt 50 triệu
đồng.

Như vậy, với các quy định mới
này, Nhà nước đã bảo vệ quyền và lợi cho người lao động tốt hơn khi tham gia lao
động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây