Cộng dồn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

0
1263
Cộng dồn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã
hội của người lao động. Cộng nối thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ
hưu.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có người anh đến tháng 04/2017 là đúng tuổi hưu
cho phép tôi được hỏi như sau: Anh tôi có thời gian tham gia trong quân đội từ tháng 3/1975 đến
tháng 5/1981 (6năm) khi chuyển ngành anh tôi chưa nhận tiền trợ cấp một lần. Từ tháng 5/1981 đến
tháng 5/1995 (14 năm) làm trong công ty nhà nước. Khi nghỉ không nhận trợ cấp một lần. Từ tháng
6/1995 đến tháng 4/1998 (3năm) nghỉ thời gian này không đóng bảo hiểm từ tháng 5/1998 đến nay
(20/04/2017) làm trong công ty nhà nước tập đoàn cao su có tham gia bảo hiểm . Xin cho
tôi hỏi :

1/ Thời gian trong quân đội của anh tôi có được cộng
dồn để tính thời gian hưu không?

2/ Ba năm anh tôi không tham gia bảo
hiểm có ảnh hưởng đến tính thời gian hưu của anh tôi không? Rất mong được sự tư vấn của
luật sư . Xin chân thành cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư vấn

 

1/ Thời gian trong quân đội của anh tôi có
được cộng dồn để tính thời gian hưu không?

– Căn cứ Khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó, quy định về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm
1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Quân nhân,
công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang
làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người
giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian
đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp
theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với
thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã
hội:


Trường hợp quân
nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31
tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục
viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo
hiểm xã hội.”

Như vậy, khoảng
thời gian anh bạn trong quân đội từ
tháng 3/1975 đến tháng 5/1981, chưa hưởng trợ cấp một
lần, trợ cấp xuất ngũ thì được cộng nối, tính hưởng bảo hiểm xã hội.

 

>>> Luật sư tư vấn về bảo
hiểm xã hội qua tổng đài:
 1900.6198

2/ Ba năm anh tôi không tham gia bảo
hiểm có ảnh hưởng đến tính thời gian hưởng lương hưu không? 

– Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy
định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương
hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c,
d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ
việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55
tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50
tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở
lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi
và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than
trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro
nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e
khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương
hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định
khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45
tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y
tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở
lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro
nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách
hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ
15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương
hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng
lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định
tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”

Như vậy, việc anh bạn không đóng bảo hiểm trong ba
năm không làm ảnh hưởng đến việc tính hưởng lương hưu. Mà điều kiện hưởng lương hưu theo quy định
của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là đối với nam phải đủ 55 tuổi (nếu hoạt động trong
quân đội), 60 tuổi (lao động khác) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây