Quy định của pháp luật lao động về thời gian thử việc

0
1236
Cung cấp các thông tin liên quan đến các quy
định của pháp luật lao động về thời gian thử việc quy định tại Luật lao động
2012


Thử việc
là giai đoạn bản lề, góp phần quyết định sự hợp tác giữa doanh nghiệp và người lao động. Hiện nay,
thử việc được hầu hết các doanh nghiệp tiến hành, tất cả nhằm mục đích đảm bảo sự phù hợp giữa
người lao động với công việc cũng như môi trường làm việc tại công ty. Vì sự quan trọng của giai
đoạn thử việc, nên tại Bộ luật lao động 2012 đã có những quy định cụ thể về vấn đề này tại các Điều
26,27,28 và Điều 29. Cụ thể như sau:

Điều 26 của Bộ luật lao động 2012 đề cập đến vấn đề thử
việc:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả
thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về
việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các
nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật
này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì
không phải thử việc.”

Theo quy định tại Điều 26 thì thử việc sẽ không được áp dụng
đối với hợp đồng mùa vụ. Điều này là phù hợp bởi công việc theo mùa vụ là công việc với tính chất
thời gian ngắn. Nếu áp dụng thời gian thử việc đối với loại hợp đồng này sẽ không đảm bảo quyền lợi
cho người lao động.

Đến quy định tại điều 27, luật đã quy định cụ thể về thời
gian thử việc.

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp
của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau
đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc
khác.”

Và Điều 28 là về tiền lương trong thời gian này “Tiền
lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85%
mức lương của công việc đó”

Việc quy định chi tiết về thời gian cũng như tiền lương trong
giai đoạn thử việc đã giúp cho quyền lợi của người lao động được bảo vệ tối đa. Trong quan hệ lao
động so với người sử dụng lao động thì người lao động luôn là bên yếu thế. Trên thực tế đã có những
trường hợp người lao động bị lợi dụng sức lao động trong thời gian thử việc. Do đó, những quy định
chi tiết của Bộ luật lao động đã góp phần bảo vệ người lao động trong quan hệ lao
động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây