Quy định về giao kết hợp đồng thử việc, hợp đồng đào tạo nghề và mức lương đối với lao động

0
1331
Quy định về giao kết hợp đồng thử việc, hợp
đồng đào tạo nghề và mức lương đối với lao động. Vi phạm về hợp đồng lao động xử phạt như thế
nào?



Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư! Tôi muốn được tư vấn về luật lao động và BHXH. Bên công ty của tôi hiện đang áp dụng
hợp đồng đào tạo nghề (với công nhân) và hợp đồng thử việc (với nhân viên VP) thời hạn thử việc và
đào tạo đều là 1 năm. Trong 1 năm đó người lao động vẫn được trả lương =85% lương cơ bản, nhưng
không được đóng BHXH do chưa kí hợp đồng LĐ, Công ty tôi làm như vậy có sai phạm gì về pháp luật
hay không? Nếu có thể xin luật sư cho địa chỉ email để t có thể gửi hợp đồng của chúng tôi, nhờ
luật sư tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Bộ luật Lao động 2012 quy định về thử việc, về nội
dung hợp đồng, về thời gian làm việc và mức lương.

“Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có
thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả
thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động mùa vụ thì không phải thử việc.

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao
động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ
yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc
của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa
chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao
động;

c) Công việc và địa điểm làm
việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao
động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả
lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao
động;”

Điều 27. Thời gian thử
việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức
độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều
kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức
danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức
danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ
thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc
khác.

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử
việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian
thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc
đó.”

Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật,chúng tôi
xin giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:

Thứ nhất về nội dung hợp đồng, theo quy định của
pháp luật, nội dung của hợp đồng thử việc chỉ bao gồm: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc
của người đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời
hạn của hợp đồng lao động; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao
động. Như vậy, việc không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thử việc là không trái pháp
luật.

Thứ hai, về mức lương thử việc, theo quy định là do
các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó, công ty bạn
trả lương bằng 85% lương cơ bản, mức lương cơ bản này là mức lương của công việc đó thì việc trả
lương của công ty bạn là đúng pháp luật.

Thứ ba, về thời gian thử việc, Điều 27

về thời
gian thử việc, thì tối đa là 60 ngày 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ
chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ; còn các công việc khác là không quá 06 ngày.Như vậy, thời gian thử việc tối đa chỉ là 60
ngày, việc công ty bạn kí thời hợp đồng thử việc thời hạn 1 năm là trái với quy định của pháp
luật.

Bộ Luật lao động 2012 cũng quy định về hợp đồng đào
tạo nghề, cụ thể:

“Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho
người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học
nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu
học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này
phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp
đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người
học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử
dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải
ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo
điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc
gia.

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử
dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề
trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong
nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho
người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi
bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung
chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào
tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc
cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào
tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao
động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có
chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật
liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở
nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước
ngoài.”

Về hợp đồng đào tạo nghề, pháp luật không quy định
cụ thể về thời gian, chế độ lương cũng như bảo hiểm xã hội nên việc quy định của công ty bạn về hợp
đồng đào tạo nghề là không trái với pháp luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây