Phạm nhân đang thi hành án phạt thì bị tai nạn lao động xử lý thế nào?

0
1387
Phạm nhân đang thi hành án phạt thì bị tai
nạn lao động xử lý thế nào? Phạm nhân bị tai nạn khi lao động thì có được hưởng chế độ chính sách
gì không?


 

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư em muốn hỏi về quy định của nhà nước về
việc phạm nhân đang thi hành án phạt thì bị tai nạn lao động mất đi 1 cánh tay trái (tay không
thuận) thì có được hưởng chính sách hay không nếu được thì sẽ hưởng những gì và như thế nào ạ e cảm
ơn luật sư?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Điều 29 Luật thi hành án hính sư 2010 quy định về
chế độ lao động của phạm nhân như sau:

1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với
độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các
ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và
học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại
giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp
phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi
dưỡng bằng tiền, hiện vật.

2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc
phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục
cấm sử dụng lao động nữ.

3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể
chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam,
trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động
.”

Theo đó, lao động trong thời gian chấp hành hình
phạt tù tại trại giam, trại tạm giam là trách nhiệm của mỗi phạm nhân. Việc tham gia vào quá trình
lao động cũng là một bước trong quá trình cải tạo, giáo dục phạm nhân đồng thời tạo cơ hội để họ
học nghề, tập nghề để có nghề nghiệp sau khi chấp hành xong hình phạt cũng như giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống tại nơi thi hành án, giảm gánh nặng tìa chính cho Nhà nước. Vậy nên, bạn cũng cần
hiểu rằng việc phạm nhân thực hiện các công việc tại nơi chấp hành hình phạt không làm phát sinh
quan hệ lao động thông thường, vậy nên khi phạm nhân gặp tai nạn lao động trong trại giam thì hướng
xử lý cũng có những điểm khác biệt.

Khoản 3 Điều 8 Thông tư 12/2013/TTLT-BQP-BCA-BTC
hướng dẫn về chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam
quy định:

“Điều 8. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của
phạm nhân

Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh
lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ các chi phí
hợp lý quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này được phân phối, sử dụng
là:

3. Trích 15% bổ sung quỹ phúc lợi của trại giam
để:

– Hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam có
hoàn cảnh khó khăn hoặc khi bị bệnh, rủi ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, bệnh viện;
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của cán bộ, chiến sĩ của trại
giam;

– Hỗ trợ cho phạm nhân khi bị bệnh hoặc gặp rủi
ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, trạm xá, bệnh viện; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao của phạm nhân;

– Hỗ trợ các hoạt động phúc lợi khác của trại
giam.”

Như vậy, tại các trại giam mà phạm nhân chấp hành
hình phạt tù của mình thì luôn có một quỹ phúc lợi được hình thành từ một phần số tiền chênh lệch
thu từ hoạt động tổ chức lao động, học ngề của phạm nhân. Quỹ phúc lợi này sẽ được dùng trong những
trường hợp cần thiết, trong đó có trường hợp phạm nhân phải chịu tai nạn lao động trong quá trình
lao động tại trại giam. Mức hỗ trợ trong từng trường hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ
thương tật, thiệt hại về sức khỏe của phạm nhân, tình hình hoạt động lao động, cải tạo của phạm
nhân đó…

Cùng với việc được hỗ trợ về mặt tài chính như trên,
theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2013/TTLT-BQP-BCA-BTC hướng dẫn về chế độ lao động và sử dụng
kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam thì phạm nhân còn được nghỉ lao động trong
trường hợp đang điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện và được bố trí để không phải làm những
công việc nặng nhọc, độc hại vì đã bị tổn hại lớn về sức khỏe khi mất đi cánh tay
trái.

Như vậy, với trường hợp phạm nhân bị tai nạn lao
động khiến mất một cánh tay trong quá trình lao động tại trại giam thì bên cạnh các loại chi
phí chữa trị tại các đơn vị y tế được Nhà nước chi trả thì phạm nhân còn có thể được hưởng khoản hỗ
trợ từ quỹ phúc lợi của trại giam, đồng thời được tạo điều kiện để phục hồi sức khỏe sau khi xuất
viện.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây