Nhảy việc vì lương? Sự thay đổi của thành công hay thất bại!

0
1536

Nhảy việc vì lương, nên hay không? Hiện nay chế độ lương, thưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với người lao động nói chung và đối với người lao động trẻ nói riêng cân nhắc trong vấn đề nhảy việc hay không? Vậy nhảy việc là gì? Khi nào chúng ta nên nhảy việc? Nhảy việc là tốt hay xấu? Và liệu việc nhảy việc vì lương sẽ mang lại thành công hay thất bại cho người lao động?

Nhảy việc vì lương
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Nhảy việc là gì?

Theo Bộ Luật lao động, người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp. Bởi vậy mà người lao động cũng có thể tự do “nhảy việc”. “Nhảy việc” không còn là cụm từ xa lạ với chúng ta khi bước vào thị trường việc làm. Hiểu nôm na rằng “nhảy việc” tức là chuyển việc. Tức là lúc mà bạn đi tìm một công việc mới mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân mình hơn, khiến bạn đam mê hơn hoặc có thể là do môi trường và mức lương thưởng của công việc đó cao hơn so với công việc mà bạn đang làm ở công ty hiện tại.

Nhảy việc tốt hay xấu?

Nhảy việc là tốt hay xấu
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Nhảy việc hiện nay đối với các bạn trẻ hiện nay được coi là khá phổ biến. Nhảy việc  là một vấn đề đang được tranh cãi trong thời đại ngày nay. Một số quan điểm cho rằng người trẻ thì nên sẵn sàng thay đổi, nên nhảy việc ngay nếu công việc không phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, một số lại đi theo cách nhìn khác đó là nên làm việc lâu dài ở một tổ chức bởi vì hiện nay các doanh nghiệp coi trọng kinh nghiệm hơn so với khả năng. Vậy câu hỏi đặt ra rằng: Nhảy việc là tốt hay xấu?

Nhảy việc giúp ta có nhiều cơ hội để phát triển và gia tăng thu nhập.Trên thực tế, tại một số công ty, một nhân viên mới vào làm có mức lương khởi điểm cao bằng những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm gắn bó với công ty. Bởi vậy mà rất nhiều người lao động muốn nhảy việc bởi với số năm kinh nghiệm mà bạn đã có thì khi nhảy việc sang công ty mới, bạn có thể deal lương với nhà tuyển dụng với mức lương cao hơn. Thêm vào đó, bạn có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân hơn so với ở công ty cũ.

Có môi trường làm việc mới và những mối quan hệ mới. Khi nhảy việc, bạn có khả năng sẽ tìm được môi trường làm việc mới tốt hơn, năng động so với môi trường làm việc ở công ty cũ. Đồng thời bạn cũng có thêm nhiều những mối quan hệ hơn như: đồng nghiệp mới, khách hàng mới, bạn bè mới. Thực tế chứng minh rằng, trung bình thời gian bạn đi làm ở công ty và trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp còn nhiều hơn là thời gian bạn ở nhà, bởi vậy mà một môi trường làm việc thoải mái với những đồng nghiệp thân thiện có thể giúp bạn giải tỏa stress trong quá trình làm việc. 

Ngoài ra, nhảy việc cũng mang lại thêm nhiều lợi ích khác. Nhảy việc là cơ hội để bạn được làm những công việc mà mình yêu thích, công việc mà bạn đam mê để mỗi ngày bạn có thể tìm được niềm vui trong công việc của mình. Thêm nữa, nhảy việc còn cho bạn cơ hội để bạn khám phá năng lực của bản thân bởi khi bạn nhảy việc, bạn có cơ hội để tìm một công việc mới, một ngành nghề mới mà bạn chưa được tiếp xúc bao giờ, từ đó bạn sẽ tạo cho mình những bài học mới những kinh nghiệm mới để phát triển bản thân mình hơn. 

Tuy nhiên thì nhảy việc cũng mang lại một số cái bất lợi cho người lao động, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Theo nghiên cứu, các nhân viên trẻ ngày nay trung bình nhảy việc 2-3 lần trong 2 năm đi làm đầu tiên, một trong những lý do phổ biến là cảm thấy không phù hợp hoặc tìm được một công việc có lương cao hơn. Câu hỏi đặt ra là, liệu có phải là tốt nếu bạn trẻ chưa hoàn toàn có kinh nghiệm sâu sắc ở một lĩnh vực nào đó nhưng đã nhảy sang làm việc ở công việc, các ngành nghề hoàn toàn mới? Đồng thời việc bạn học hỏi quá nhiều thứ tốt cho sự nghiệp của bạn hơn so với chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó? Thực tế cho thấy, nhà tuyển dụng thường ưa thích những nhân viên có thể gắn bó với công ty lâu dài hơn là những nhân viên chỉ làm việc trong thời gian ngắn. Bởi vậy, nếu bạn nhảy việc quá nhiều, bạn sẽ khó có khả năng tìm được công việc như bạn mong muốn. Thêm vào đó, việc bạn không chuyên sâu vào công việc của mình mà kiến thức về công việc chỉ hời hợt bên ngoài thì bạn cũng sẽ rất khó xin việc bởi không phải cứ làm nhiều công ty, làm nhiều ở lĩnh vực mà bạn dễ xin việc hơn đâu. Điều này chỉ khiến bạn không được nhà tuyển dụng đánh giá cao và khó xin việc hơn mà thôi. 

Nên nhảy việc khi nào? Nhảy việc vì lương?

nhảy việc
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bạn nên lựa chọn một thời điểm thích hợp để nhảy việc. Thứ nhất, bạn có thể nhảy việc nếu tìm được một công việc mới xuất hiện. Công việc này với thời gian làm việc thoải mái hơn, hoặc môi trường chế độ làm việc tốt hơn và đồng thời đây là công việc mà bạn yêu thích, bạn có thể nhảy việc. Tuy nhiên, bạn nên cân bằng các mặt lợi ích và tác hại nếu nhảy việc.

Trường hợp thứ hai, bạn nhảy việc khi không được đánh giá cao hoặc không được coi trọng. Bạn có khả năng làm việc tuy nhiên vì một lý do nào đó mà năng lực của bạn không được sếp đánh giá cao hoặc không được coi trọng. Thời điểm này bạn cũng là một trong những thời điểm hợp lý để nhảy việc.

Trường hợp thứ ba, nhảy việc vì lương. Đó là khi bạn cảm thấy mức lương không xứng đáng với sức lao động mà bạn bỏ ra. Rất nhiều người lao động chọn nhảy việc trong hoàn cảnh này. Khối lượng công việc nhiều, áp lực từ sếp, từ khách hàng quá lớn nhưng mức thu nhập bạn nhận được lại quá ít ỏi và không phù hợp với sức lực bạn bỏ ra cũng không phù hợp với điều kiện sống của bạn. Trong trường hợp này, rất nhiều bạn trẻ đã chọn nghỉ làm ngay cả khi chưa tìm được công việc mới để nhảy việc. 

Trước khi nhảy việc cần chuẩn bị những gì? 

Tất nhiên, trước khi nhảy việc, bạn cần chuẩn bị tốt về mọi mặt. Trước hết bạn nên tìm cho mình một công việc phù hợp, môi trường làm việc, các chế độ lương, thưởng trợ cấp nên bằng hoặc hơn so với công việc bạn đang làm bởi không có lý do gì mà bạn lại bỏ một công việc ổn định mà mình đang làm để nhảy sang một công ty khác với môi trường và điều kiện thấp hơn cả. 

Thứ hai, bạn nên chuẩn bị cho mình CV thật chỉn chu và đẹp mắt, không nên đưa một list danh sách nhảy việc dài đằng đẵng của bạn cho nhà tuyển dụng, nhất là các công việc có thời gian ngắn hạn mà nên chọn lọc những công việc có thời gian dài hoặc có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Cuối cùng, quan trọng nhất đó là bạn phải chuẩn bị cho mình kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất với công việc mà bạn định xin vào để chứng minh rằng bạn xứng đáng để nhận công việc đó và xứng đnags được nhận mức lương phù hợp mà mình đề xuất

Một số câu hỏi về nhảy việc? 

Một số câu hỏi về nhảy việc
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nhảy việc nhiều có tốt không? 

Như phân tích ở trên, nhà tuyển dụng hay chủ doanh nghiệp luôn ưa thích những ứng viên mà có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Bởi vậy, khi nhìn vào một bản CV với list công việc dày đặc, thay vì nghĩ bạn là một người tài năng có thể làm nhiều việc, nhà tuyển dụng có khả năng sẽ nhìn bạn là một người dễ thay đổi, không có chủ kiến và kiên định trong con đường sự nghiệp của mình. Thêm nữa, một số ý kiến cho rằng, phần lớn những người nhảy việc là những ứng viên không có nhiều tiềm năng và sẽ tốt hơn nếu bạn làm việc lâu dài và có chuyên môn về công việc nào đó thay vì bạn mất quá nhiều thời gian để đi tìm những công việc khác. Thêm nữa, việc nhảy việc nhiều còn khiến bạn phải thích nghi và học hỏi quá nhiều thứ và liệu điều đó có phù hợp với công việc của bạn sau này hay không. Tuy nhiên thì nhảy việc nhiều có thể giúp bạn có thêm được nhiều mối quan hệ mới và hữu nghị hơn đồng thời rèn cho bạn sự thích ứng linh hoạt khi thay đổi môi trường làm việc.

Có nên nhảy việc mùa dịch? 

Nếu bạn tìm được công việc phù hợp với sở thích đam mê của mình đồng thời có môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi hơn thì bạn có thể cân nhắc nhảy việc tuy nhiên vẫn cần phải tìm hiểu công việc đó một cách kỹ lưỡng và  chuẩn bị thật tốt để đạt được công việc mà bạn mong muốn. 

Tất cả mọi thứ đều có cái tốt và cái xấu song hành. Nhảy việc cũng vậy. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc thật kỹ, phân tích các mặt tốt và mặt xấu nếu nhảy việc trong hoàn cảnh của bạn đồng thời chuẩn bị thật kỹ trước khi nhảy việc để có thể đạt được công việc như mong muốn và thành công trong sự nghiệp của mình. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây