Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, một số điểm cần lưu ý

0
1235

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là gì?

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên thực tiễn mọi người hay gọi là xuất khẩu lao động.

Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 thì “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này”.

Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam được hiểu là:

Thứ nhất, người có quốc tịch Việt Nam;

Thứ hai, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày;

Thứ ba, có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam;

Như vậy, công dân Việt Nam có cư trú tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có ý thức; có sức khỏe…) Việt Nam và nước tiếp nhận, sẽ được đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Điều 5 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm: “1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. 2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;. d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài”.

Thứ nhất, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó muốn thực hiện hoạt động kinh doanh này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ: không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng); Được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ hai, hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu; hoặc tổ chức; cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình; dự án ở nước ngoài được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây : Được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép; Người lao động được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các công trình; dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài; Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng; Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc. Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cấn đáp ứng các điều kiện sau: Được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép; Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài; Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng; Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Điều kiện: Có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; sau đây gọi là Hợp đồng nhận lao động thực tập. Có Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Người lao động được doanh nghiệp đưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động. Ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài; theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất; kinh doanh của doanh nghiệp. Có tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề bằng 10% tiền vé máy bay một lượt hạng phổ thông tại thời điểm doanh nghiệp ký quỹ từ nước mà người lao động đến làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký.

Thứ tư, hợp đồng cá nhân. Cá nhân muốn ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng cá nhân phải có: Có Hợp đồng cá nhân; Có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây