Người lao động không đến làm việc thì bị xử lý như thế nào?

0
1296

Nội dung tư vấn:

Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp Công ty chúng tôi một trường hợp như sau: Công ty chúng tôi là Công ty cổ phần. Chị L là công nhân của Công ty. Do đặc thù của Công ty không sắp xếp được việc làm cho người lao động lên đã họp và thống nhất chấm dứt HĐLĐ, và chi trả các khoản tiền cho người lao động theo pháp luật.

Nhưng Chị L có nguyện vọng muốn xin
đi làm tại Công ty chúng tôi (đã có đơn xin ở lại để công tác)  Thể theo nguyện vọng của chị,
ngày 16/03/2016, Công ty đã mời chị lên văn phòng để thông báo nội quy, quy chế của công ty và hẹn
ngày 17/03/2016 có mặt tại Công ty để nhận công việc. Nhưng hết ngày 17/03/2016 chị L vẫn
không đến Công ty. Chúng tôi đã gửi Thông báo 03 lần cho chị đến trụ sở Công ty để sắp xếp công
việc mới nhưng chị vẫn không đến để nhận việc. Xin hỏi trường hợp này Công ty chúng tôi phải
giải quyết như thế nào cho đúng pháp luật? Chị Lan còn được hưởng tiền trợ cấp thôi việc do Công ty
chúng tôi trả không? Kính mong Luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã
tin tưởng và gửi câu hỏi đến V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi có quan điểm tư
vấn như sau:

Theo như thông tin bạn đã cung cấp thì
do đặc thù của Công ty không sắp xếp được công việc cho chị L, nên đã chấm dứt hợp đồng lao động và
chi trả xong các khoản tiền theo pháp luật cho chị L. Tuy nhiên, sau đó chị L có nguyện vọng được ở
lại Công ty làm việc. Công ty đã đáp ứng nguyện vọng của chị, cụ thể ngày 16/3/2016 mời
chị lên văn phòng để thông báo nội quy, quy chế và hẹn ngày 17/3/2016 có mặt tại Công ty để nhận
công việc. Tuy nhiên đến ngày hẹn chị L không đến, Công ty đã gửi thông báo 3 lần cho chị
đến nhận công việc nhưng chị vẫn không có mặt.

Với trường hợp trên chúng tôi có quan
điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, số tiền mà Công ty
chi trả cho chị L khi đã chấm dứt HĐLĐ là đúng và chị L không có nghĩa vụ phải hoàn
trả.

Mặc dù sau khi đã chấm dứt HĐLĐ Công ty
lại tiếp tục tạo điều kiện cho chị L làm một công việc mới. Nhưng đây là công việc của hợp
đồng mới nên chị L sẽ không phải hoàn trả lại số tiền mà Công ty đã chi trả khi chấm dứt
HĐLĐ trước.

Thứ hai, khi Công ty đã sắp
xếp công việc mới nhưng chị L không đến nhận việc.

Do trong thư bạn không nói rõ bên Công
ty và chị L đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động mới hay chưa. Nên sẽ có hai trường hợp xảy
ra:

–  Trường hợp thứ nhất: Hai bên
đã thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Khoản 3 Điều 126 Luật lao động 2012 có
quy định:

“3. Người lao động tự ý bỏ việc 05
ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính
đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do
chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao
động.”

Theo Điều 31 Nghị Định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động 2012 thì:

“1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người
lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ
việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà
không có lý do chính đáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các
trường hợp sau:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ
vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao
động.”

Khi chị Lan không đến làm việc, quá 5
ngày trong/ tháng mà không có lý do chính đáng thì Công ty có thể xử lý kỷ luật bằng hình thức sa
thải. Tuy nhiên Công ty sẽ không được xử lý sa thải chị L trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều
123 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“4.Không được xử lý kỷ luật lao
động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

 

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ
việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c)  Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra
xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật
này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con
nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”

– Trường hợp thứ hai: Hai bên chưa
thỏa thuận và thực hiện ký kết hợp đồng.

Lúc này hai bên sẽ không phát sinh quyền
và nghĩa vụ đối với nhau. Việc chị L không đến nhận thông báo, nội quy, công việc,.. cũng sẽ
không phải thực hiện bồi thường hay trách nhiệm nào khác đối với công ty.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng
tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng
liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến – 1900.6198 để được
giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây