Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng những chế độ nào?

0
1231
Người lao động bị tai nạn lao động được
hưởng những chế độ nào? Trách nhiệm của công ty, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tai
nạn lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin xin trình bày 1 việc như sau: Ngày 17 tháng
2 năm 2016 cháu tôi đến công ty TNHH Thắng Lợi LumBer (tại trung tâm dạy nghề – Huyện Đăk Hà – Tỉnh
Kon Tum) để nộp hồ sơ xin việc làm, Công ty đã nhận hồ sơ và bố trí việc làm cho cháu tôi (Hàng
tháng công ty đã chi trả lương có ký nhận). Trong thời gian làm việc công ty chưa ký hợp đồng lao
động (thời gian làm việc là 11 tháng). Ngày 20 tháng 1 năm 2017 trong lúc đang làm việc tại công ty
cháu tôi đã bị lưỡi cưa đứt 1 bàn tay phải. Cháu tôi được đưa đi cấp cứu bệnh viện tỉnh Kon Tum đã
hội chẩn và bàn tay không nối được và bắt buộc phải tháo hết các khớp trên bàn tay phải. Trong thời
gian điều trị tại bệnh viện công ty đã thanh toán 4.500.000đ tiền viện phí. Hoàn cảnh của cháu tôi
hiện tại nuôi con nhỏ 4 tuổi và đang sống chung với bố mẹ đẻ, chồng cháu tôi đã làm đơn ly hôn năm
2014 và tòa án nhân dân Huyện Đăk Hà giải quyết cháu tôi được nuôi con hàng tháng, chồng cháu tôi
tôi phải chu cấp số tiền 600.000đ/tháng để nuôi con đến khi con tôi tròn 18 tuổi. Nhưng chồng cháu
tôi đã không chu cấp số tiền mà tòa giải quyết. Hiện tại công ty có thông báo cho tôi sẽ giải quyết
đền bù 20 triệu đồng. Tôi xin luật sư tư vấn cho cháu tôi đền bù như vậy đúng hay sai. Tôi cám ơn
nhiều lắm.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về việc bồi thường khi bị tai
nạn lao động:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP,
trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định như
sau:

– Trường hợp người lao động có tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết
các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người lao động không tham gia bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:

+ Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi
điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao
động, gồm:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và
những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo
hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối
với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.”

+ Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người
lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều
trị;

 

>>> Luật sư tư
vấn trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao
động:

1900.6198

+ Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo
quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động 2012:

“3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì
được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp
đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm
0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao
động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì
người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều
này.”

+ Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao
động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao
động.

+ Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động
không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ
luật lao động.

Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người
sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ
sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp
luật.

Như vậy, việc công ty chi trả tiền viện phí cho
cháu bạn là đúng theo quy định, đối với khoản bồi thường 20 triệu đồng có hợp lý hay không thì bạn
phải căn cứ vào kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động của cháu
bạn.

Thứ  hai, về việc người chồng không
cấp dưỡng tiền nuôi con:

Nếu người chồng không tự nguyện cấp dưỡng tiền nuôi con thì người vợ phải
làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự gửi tới Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện nơi xét xử sơ thẩm
vụ án để yêu cầu thi hành án.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây