Mức hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 01/8/2016

0
1170

Mức hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 01/8/2016. Hỗ
trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

 

Kể từ ngày 01/8/2016,
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ nhận được mức hỗ trợ mới theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ lao động –
Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị
định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định
về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Cụ
thể:

Điều 3, Thông tư liên
tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC có quy định:

1. Hỗ trợ chi phí
đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

a) Đào tạo nghề:
theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28
tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào
tạo dưới 03 tháng;

b) Đào tạo ngoại
ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa
học;

c) Bồi dưỡng kiến
thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa
học;

d) Tiền ăn trong
thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;

đ) Chi phí đi lại
(01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo: mức 200.000
đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức
300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã
hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

e) Người lao động
quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP) được hỗ trợ thêm tiền
ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số
71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện
nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (sau đây gọi là
Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg).

2. Hỗ trợ chi phí
làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:

a) Lệ phí làm hộ
chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính
quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam;

b) Lệ phí cấp phiếu
lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ
Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư
pháp;

c) Lệ phí làm thị
thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

d) Chi phí khám sức
khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe
đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000
đồng/người.

3. Hỗ trợ giải quyết
rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:

Người lao động trong
thời gian làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và các văn bản hướng
dẫn.

4. Hỗ trợ đào tạo,
nâng cao trình độ tay nghề:

a) Người lao động
tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng
giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao
kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở
đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
này;

b) Người lao động
tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp
nhận lao động được hỗ trợ chi phí đào tạo theo thỏa thuận giữa hai Chính
phủ”.

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật hành chính qua tổng đài:
 1900.6198

Có thể tóm gọn lại mức
hỗ trợ mà người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

(1) Hỗ trợ chi phí đào
tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

– Đào tạo nghề: theo chi
phí thực tế, mức tối đa theo Điều 4 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg (ngày
28/09/2015);

– Đào tạo ngoại ngữ:
theo mức cụ thể từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa
học;

– Bồi dưỡng kiến thức
cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;

– Tiền ăn trong thời
gian đào tạo: 40.000 đồng/người/ngày;

– Chi phí đi lại (01
lượt đi và về) từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo:

+ Cư trú cách nơi đào
tạo 15km trở lên: 200.000 đồng/người/khóa học;

+ Cư trú tại vùng có
điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn cách nơi đào tạo từ 10 km trở lên: 300.000 đồng/người/khóa
học;

– Người lao động tại
Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP (ngày 27/12/2008) được hỗ trợ thêm:

+ Tiền ở;

+ Tiền trang cấp đồ dùng
cá nhân thiết yếu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch
31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

(2). Hỗ trợ chi phí làm
thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:

– Lệ phí làm hộ chiếu
theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC

– Lệ phí cấp phiếu lý
lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC

– Lệ phí làm thị thực
(visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

– Chi phí khám sức khỏe
theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế, mức hỗ trợ tối đa 750.000
đồng/người.

(3). Hỗ trợ giải quyết
rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:

Người lao động trong
thời gian làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn.

(4). Hỗ trợ đào tạo,
nâng cao trình độ tay nghề:

– Người lao động tham
gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa
doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ
năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào
tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
này;

– Người lao động tham
gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp nhận
lao động được hỗ trợ chi phí đào tạo theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây