Mất hợp đồng lao động bị xử lý như thế nào?

0
1561

Tư vấn về trường hợp có giao kết hợp đồng lao động nhưng người sử dụng lao động làm mất hợp đồng đó, mức xử phạt hành chính là bao nhiêu, có phải bồi thường cho người lao động không.

Nội dung tư vấn:

Em làm việc tại phòng nhân
sự. Đầu năm 2017 bên em có ký hợp đồng lao động với 1 nhân viên, thời hạn 1 năm, từ ngày
08/02/2017 – 07/02/2018 Đến cuối tháng 01/2018 do công ty em đang cắt giảm nhân sự nên có gửi Thông
báo đến người lao động về việc chấm dứt hợp đồng (tức là sẽ không tái ký hợp đồng nữa) Khi nhân
viên nhận được Thông báo thì yêu cầu công ty em đưa ra bản Hợp đồng lao động 1 năm đó, nhưng do Sở
lao động vừa kiểm tra pháp luật lao động bên em nên Hợp đồng lao động của nhân viên này bị thất lạc
(bản người lao động giữ và bản công ty giữ đều bị thất lạc) Các chế độ lương, thưởng tết tháng 13
bên em đã thanh toán xong cho người lao động Riêng sổ BHXH bên em đã chốt xong có yêu cầu người lao
động lên nhận để làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp nhưng người lao động không chịu nhận
và yêu cầu phải đưa bản hợp đồng lao động đó ra nếu không sẽ khởi kiện công ty em Trường hợp không
tìm lại được Hợp đồng lao động thì coi như công ty em và người lao động không ký hợp đồng thì công
ty em sẽ bị phạt như thế nào ạh? Vậy cho em hỏi trường hợp này nếu bị kiện công ty em sẽ phải bồi
thưởng gì cho người lao động ?

Trả lời tư vấn: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi
yêu cầu tư vấn đến V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về mức xử phạt vi phạm về giao kết hợp đồng lao động.

Khoản 1 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ giao
kết hợp đồng lao động:

“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao
động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.”

Điều 16 Bộ luật Lao động  năm 2012 quy định về hợp đồng lao động
như sau:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm
thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên
có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Theo đó, ngoài những công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì
pháp luật yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết với nhau hợp đồng lao
động bằng văn bản. Hợp đồng được làm thành 02 bản và mỗi bên giữ 01 bản. Trường hợp có giao kết hợp
đồng lao động nhưng bị mất thì phải giao kết lại hợp đồng lao động khác với thời gian làm việc như
trong bản hợp đồng cũ. Nếu không thể giao kết lại thì trường hợp này có thể bị coi là hành vi vi
phạm quy định về giao kết hợp đồng.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi
người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với công việc có thời hạn trên 3
tháng như sau:

“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành
vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không
giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ
các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người
lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo
một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người
đến 10 người lao động.”

Như vậy, nếu công ty bạn có hành vi không giao kết hợp đồng lao động
với 1 người lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thứ hai, về việc chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ:

Nếu anh/chị có căn cứ chứng minh việc thỏa thuận thương lượng khi
thực hiện HĐLĐ là 1 năm và tùy thuộc vào tính chất công việc mà chứng minh được rằng giao kết thời
hạn là 1 năm thì có quyền chấm dứt HĐLĐ khi hết thời hạn. Khi đó, công ty có trách nhiệm thực hiện
điều 47 Bộ luật lao động 2012.

Ngược lại, nếu không chứng minh được thỏa thuận thời hạn hợp đồng 1
năm thì tùy vào tính chất công việc để xác định loại hợp đồng lao động. Từ đó công ty dựa theo quy
định của Bộ luật lao động thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ đúng luật. Nếu công ty đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái luật thì phải bồi thường theo điều 42 Bộ luật lao động 2012.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198

để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây