Mang thai tháng thứ 07 người sử dụng lao động có được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm không?

0
1308
Mang thai tháng thứ 07 người sử dụng lao
động có được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm không? Quy định về thời giờ làm việc bình
thường.


Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật Sư, Vợ tôi đang mang thai tháng thứ 7, công việc hiện tại là nhân
viên thu phí trạm thu phí tại Bình Chánh TP.HCM. Thời gian làm việc có 2 ca: ca ngày và ca đêm, ca
ngày: bắt đầu từ 6 giờ đến 18 giờ cùng ngày, ca đêm: bắt đầu từ 18 giờ ngày hôm nay đến 6 giờ sáng
ngày hôm sau. Mỗi ca làm việc là 12 giờ và làm 12 giờ được nghỉ 24 giờ ( ca ngày và ca đêm đan xen
nhau). Với công việc hiện tại, vợ tôi có được yêu cầu công ty không bố trí làm ca đêm được không?
Cảm ơn Luật Sư.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến củaV-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Giải quyết vấn đề:

Điều 155  quy định:

“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban
đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07,
được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ
lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt
hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ
luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút;
trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.
Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

 

>>> Luật sư tư
vấn thời giờ làm việc ban đêm của lao động nữ mang thai:

1900.6198

Như vậy, pháp luật chỉ quy định lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc
từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì người sử dụng
lao động không được sử dụng lao động đó làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác
xa.

Pháp luật không quy định về phụ nữ mang thai từ 7 tháng trở lên làm việc ở
vùng bình thường, không phải vùng vào, vùng sâu, vùng xa…

Do đó, có thể hiểu rằng, lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng
thứ 06 nếu làm việc ở vùng bình thường vẫn có thể làm thêm giờ, làm ban đêm như người bình thường
và hưởng mức lương theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao độngnăm 2012.

Điều 104 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về thời giờ làm
việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có
quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc
bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần
.

Trường hợp làm thêm giờ thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao
động làm thêm giờ khi được sự đồng ý của người lao động, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động
đúng luật và sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải
bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Do đó, trường hợp của bạn thì bạn có thể thỏa thuận với công ty để
chuyển đổi ca làm việc sang ca ban ngày để đảm bảo điều kiện về sức khỏe.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây