Lợi dụng lao động chưa có kinh nghiệm, công ty không giao kết hợp đồng.

0
1216

Kính chào quý công ty, em tên là Tín, là nữ giới,24 tuổi hiện đang làm thống kê tại 1 công ty may, theo như thỏa thuận ban đầu( bằng miệng, không có giấy tờ) thì em được hưởng mức lương chết, . Em là sinh viên mới ra trường , kinh nghiệm không có nhiều, tìm được việc làm em rất vui, lương của em là 3,5 triệu.

Theo như thỏa

thuận thì em làm chủ nhật không được tính lương, làm tăng ca không có lương, em chấp nhận vì nghĩ
mình mới ra trường thì dù điều kiện như thế nào em cũng chấp nhận được, nhưng hôm chủ nhật (27/12)
em được yêu cầu đi làm ngày chủ nhật vì hàng gấp xuất đi hàn quốc, em đi làm từ 9h (27/12) sáng đến
8h sáng hôm sau( tức là ngày 28/12), rồi được quản lý cho về nghỉ (nghỉ ngày 28/12) nhưng công ty
chỉ tính lương cho em 8 tiếng làm việc, trong khi đó thời gian thực tế là 23 tiếng, em có hỏi phòng
nhân sự thì được trả lời là tại vì em thỏa thuận mức lương chết nên ko có tiền tăng ca, và nhận
được câu nói mỉa mai rằng: viết vào tờ giấy cách tính lương tháng 12 cho đọc, đọc xong hiểu thì ký
vô, photo mỗi bên giữ 1 bản, mất công ra ngoài chữ nghĩa bay hết lại hỏi lại mất công.”. Em muốn
hỏi như công ty em đang làm có vi phạm luật lao động VN không? đối với cách tính lương như trên và
em đã làm việc gần 5 tháng tại công ty nhưng chưa có bất kỳ 1 hợp đồng nào được ký kết. Em xin công
ty tư vấn giúp em quy định pháp luật lao động trường hợp này, em xin cám ơn ạ!

Trả
lời:
 Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn, trường hợp của bạn, chúng
tôi tư vấn như sau:

Thứ
nhất,
về vấn đề giao kết hợp đồng lao động.

Căn cứ theo quy
định tại điều 18, Bộ luật lao động 2012 về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động:

” Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải
trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao
động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao
động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản;
trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới
tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

Khi công ty vi
phạm về việc giao kết hợp đồng như trên công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định
tại điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như
sau:

Điều  5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1.  Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết
hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết
đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo
một trong các mức sau đây:

a)  Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao
động;

….”.

Thứ hai, về thời
giờ làm việc.

Căn cứ theo Điều
104 bộ luật lao động năm 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường như
sau:

1. Thời giờ
làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử
dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì
thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần
.

Nhà nước
khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ
làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y
tế ban hành.

Theo thông tin
bạn cung cấp, thời gian làm việc của bạn ở công ty đã vượt quá thời giờ làm việc bình thường trong
tuần. Khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được xác định là làm thêm
giờ.

Theo quy định
tại Điều 97 của Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào
ban đêm như sau:

“1. Người
lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc
đang làm như sau:

a) Vào ngày
thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày
nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày
nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng
lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao
động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền
lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao
động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương
theo công việc làm vào ban ngày.”

Việc công ty
không ký hợp đồng, yêu cầu bạn là thêm giờ và không trả tiền lương làm thêm giờ đã vi phạm quy định
của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Bạn nên cân nhắc đến việc có nên tiếp
tục làm việc tại môi trường này hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Lợi dụng lao động chưa có kinh nghiệm, công ty không giao kết hợp đồng.. Nếu
còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện
đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên
hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ
kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây