Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động

0
1343
Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức
lao động quy định như sau.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường
hợp người nhận con nuôi, sau đó thường xuyên có hành vi bóc lột sức lao động của con. Vậy người có
hành vi đó có bị xử phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm
ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT V-Law. Với thắc mắc của bạn, Công ty
LUẬT V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 110/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân
sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định về nuôi con
nuôi

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi
sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để làm thủ
tục đăng ký cho, nhận con nuôi.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau:

a) Cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không
chấp nhận việc cho, nhận con nuôi;

b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con
nuôi.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau:

a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;

b) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con
nuôi;

c) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân
số;

d) Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với
cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà
nước.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:

a) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ý của người có quyền đồng
ý cho trẻ em làm con nuôi;

b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi,
trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;

c) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp
luật;

d) Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b
Khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định
tại Điểm b Khoản 2, Điểm b và Điểm d Khoản 3, các điểm b, c và d Khoản 4 Điều
này.

Như vậy, hành vi thường xuyên có hành vi bóc lột sức lao động của con nuôi
là hành vi vi phạm vào điểm đ, khoản 4 Điều 50 Nghị định 110/2013/ NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành
vi trên là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây