Lập phụ lục hợp đồng lao động giả bị xử lý thế nào?

0
1202

Luật sư cho hỏi về HĐLĐ như sau: Do văn phòng đại diện của chúng tôi thay đổi trưởng đại diện, nên ngày 25 tháng 12 năm 2013 tôi có lập một phụ lục hợp đồng lao động giả, đánh máy rồi copy dấu và chữ ký của giám đốc văn phòng đại diện. Nội dung trong phụ lục giả là về việc hằng năm công ty phải trả tiền thưởng tết cho tôi bằng một tháng tiền lương và vào những ngày lễ lớn trong năm công ty phả trả cho người lao động tiền thưởng bằng một ngày lương trong tháng.

Nhưng ngay hôm sau là 26 tháng 12 năm 201x tôi có gọi điện ngay cho
ông ấy và nói rằng đó là phụ lục giả, không có thật và xin lỗi ông ta về việc làm trên. Ngày 27
tháng 12 năm 201x, ông ấy đi công tác về và bảo tôi viết giấy giải trình về việc trên. Tôi đã viết
giấy giải trình về việc đó. Hợp đồng lao động của tôi được ký với thời hạn 1 năm một. Tôi bắt đầu
làm việc cho văn phòng đại diện này từ tháng 6 năm 201x. Hợp đồng gần nhất được ký ngày 28 tháng 12
năm 201x có thời hạn từ 01.01.201x đến hết ngày 31.12.201x. Kể từ khi tôi viết giấy giải trình đến
khi kết thúc hợp đồng lao động của tôi văn phòng không có ý kiến gì về việc kỷ luật tôi cũng như
việc có gia hạn hợp đồng lao đông với tôi hay không. Tôi vẫn tiếp tục làm việc đến ngày 27 tháng 1
năm 201x, tôi có vào hỏi về việc gia hạn hợp đồng và nhận tiền lương, thưởng tết thì ông trưởng đại
diện mới nói là sẽ không ký hợp gia hạn hợp đồng với tôi nữa và sẽ cho tôi nghỉ việc từ ngày 17
tháng 2 năm 201x. Tôi vẫn đang tiếp tục làm việc kể từ khi kết thúc hợp đồng lao động cũ. Và ông ấy
có nói nếu tôi  không đồng ý với đề xuất của không ấy thì ông ấy sẽ khởi kiện ra toà về việc
tôi làm giả phụ lục hợp đồng lao động? Đến hôm nay tôi chưa nhận được bất kỳ văn bản nào về việc kỷ
luật hay cho tôi nghỉ việc. Tôi xin hỏi việc công ty cho tôi nghỉ việc như vậy có đúng luật không?
Xin cảm ơn luật sư!

>> Tư vấn pháp luật Lao động qua điện thoại: 1900.6198

Trả lời tư vấn:

V-Law xin tư vấn
cho bạn như sau:

Thứ nhất, về hành vi làm giả phụ lục hợp
đồng lao động, copy dấu và chữ kí của giám đốc:

Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự quy định về tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ
quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công
dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng”.

Như vậy, với hành vi của mình, bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại khoản 1 nêu trên theo đó, bạn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Thứ hai, về việc chấm dứt hợp đồng lao
động:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì: Khi
hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không
ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở
thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác
định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì
phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Như vậy, công ty chỉ được kí với bạn nhiều nhất là 2 hợp đồng xác
định thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động
không xác định thời hạn. Trong trường hợp hết hợp đồng lao động thứ hai mà bạn vẫn tiếp tục làm
việc thì trong thời hạn 30 ngày, hợp đồng đã hết hạn đương nhiên chuyển thành hợp đồng không xác
định thời hạn.

Trường hợp này của bạn, hợp đồng làm việc hết hạn từ ngày 31/12/2014
những nếu bạn tiếp tục làm việc tại công ty thì sau 30 ngày hợp đồng của bạn với công ty sẽ là hợp
đồng không xác định thời hạn.

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động bao gồm:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo
hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên
tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên
tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp
đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động
được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác
theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn
buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy
định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Bạn chỉ bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải trong những trường
hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây
thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm
trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao
động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà
tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã
bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng
hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Việc xử lý kỉ luật phải được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục
nhất định, phải được lập thành biên bản, người lao động phải có mặt.

Như vậy, việc công ty cho bạn nghỉ việc như vậy là không đúng quy
định của pháp luật, bạn có thể khởi kiện ra tòa án để đòi lại quyền lợi của mình.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây