Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người chưa thành niên

0
943

Việc sử dụng người lao động chưa thành niên được pháp luật điều chỉnh rất chặt chẽ. Dưới đây là các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người chưa thành niên.

Công việc và nơi làm việc
Luật sư tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

– Công việc cấm sử dụng người chưa thành niên

Người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động là người chưa thành niên. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần chú ý đến công việc và điều kiện sử dụng đối tượng lao động này.

Và điều tiên quyết người sử dụng lao động cần chú ý là cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012:

(i) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

(ii) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

(iii) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

(iv) Phá dỡ các công trình xây dựng;

(v) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

(vi) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;

(vii) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.

– Nơi làm việc cấm người sử dụng người chưa thành niên

Người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát các công việc và nơi làm việc, lao động chưa thành niên đang làm; không được bố trí lao động chưa thành niên làm ở nơi làm việc quy định tại khoản 2 Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012:

(i) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

(ii) Công trường xây dựng;

(iii) Cơ sở giết mổ gia súc;

(iv) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;

(v) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên,

Cụ thể như các công viêc: Tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh môi trường lao động không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng; Tiếp xúc với các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X và các tia có hại khác không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo qui định của pháp luật hiện hành; Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm; Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom; Trên giá cao hay dây treo cao hơn 3m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 300.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây