Lập phương án sử dụng lao động khi chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp

0
1177
Trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động
của người sử dụng lao động khi chuyển quyền sở hữu


Trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động, tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của
người sử dụng lao động trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh
nghiệp được pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện như sau:

Thứ nhất: Trường hợp chuyển quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trước đó có trách nhiệm xây
dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động.Theo đó bao gồm
những nội dung cơ bản:

– Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng,
người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

– Danh sách và số lượng người lao động nghỉ
hưu;

– Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm
việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương
án.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia
của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Thứ hai: Người lao động phải chấm dứt hợp
đồng lao động theo phương án sử dụng lao động nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm
tính trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Thứ ba: Người lao động tiếp tục được sử
dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm
việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
theo phương án sử dụng lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp
có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo
quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho
mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước
khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước
được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày
01 tháng 01 năm 1995.

 

Thứ tư: Trường hợp người sử dụng lao động
của doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp tiếp tục
thực hiện chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thì
người sử dụng lao động trước và sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản có trách
nhiệm thực hiện quy định nêu trên.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây