Lao động nữ khi mang thai được hưởng chế độ như thế nào?

0
1327

Luật sư tư vấn về danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chế độ đối với lao động nữ mang thai. Nội dung tư vấn như sau

Xin chào. Tôi có những vướng mắc như bên dưới, mong được tư vấn:
Công ty tôi là công ty chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm tẩy rửa: nước rửa tay, rửa chén, lau sàn, tẩy
quần áo, tẩy bồn cầu,… tôi không biết có nằm trong các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hay
không? Vì tôi muốn hỏi quyền lợi cho:

– Nhân viên pha chế (mixer) của công ty. Theo điều 104, 111 Bộ Luật
lao động.

– Nữ thai sản của công ty (cụ thể là Kế toán nữ mang thai ở
tháng thứ 7 của công ty). “Tại Điều 18 của Nghị định
95/2013/NĐ-CP – b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với
lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại
Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Lao động”. Xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn
tới V-Law. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc xác định công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Căn cứ theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 và
Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000 về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quy định cụ
thể về danh mục các nghề, công việc liên quan đến ngành hóa chất và ngành sản xuất dầu thực vật và
hương liệu mỹ phẩm. Tuy nhiên, trong 2 văn bản này chỉ đề cập đến 2 công việc nằm trong danh mục
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đó là:

– Sản xuất xà phòng kem, xà phòng bột – Điều kiện lao động: Thường
xuyên chịu tác động của hoá chất, bụi độc.

– Nấu xà phòng thủ công – Điều kiện lao động: Công việc thủ công,
nặng nhọc; tiếp xúc thường xuyên với xút (NaOH) và nhiệt độ cao.

Trong trường hợp cụ thể của bạn thì nhân viên pha chế (mixer) không
nằm trong danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm theo các Quyết định trên. Tuy nhiên, có thể tên công việc không  trùng khớp nhưng bạn
phải kiểm tra mô tả công việc của các nhân viên nam này và đối chiếu với bảng danh mục công việc
nặng nhọc độc hại được đăng tải trên các trang thông tin của cơ quan BHXH các tỉnh để xác định rõ
đối tượng công việc này.

Thứ hai, về chế độ đối với lao động nữ
khi mang thai

Tại Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối
với lao động nữ như sau:

“Điều 155.

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc
ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang
thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng
ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

…”.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì lao động nữ làm công việc nặng
nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm
việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Trường hợp, người sử dụng lao động không thực hiện việc chuyển công
việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc
thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP với mức phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Tuy nhiên, công việc kế toán không thuộc danh mục công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Do đó, lao động nữ mang thai từ
tháng thứ 7 làm công việc kế toán sẽ không được áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật lao
động 2012.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây