Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

0
1227

Được nhà trường đồng ý cho đi học, nhưng sau 1 năm người lao động lại bị nhà trường đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật …

Nội dung câu hỏi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng: 

Trước tiên tôi rất chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn
cho tôi lần trước để tôi có nhiều thông tin bổ ích lần này xin luật sư giải đáp dùm sự việc của
tôi:
Tôi là giáo viên ở một trường trung cấp y, với cấp bậc lao động hợp đồng vô thời hạn sau
khi công tác được 4 năm thì tôi đi học liên thông lên bác sĩ vì lịch học cả tuần nên tôi không tham
gia giảng dạy được. Nhưng trước khi đi học tôi có làm đơn xin đi học và được nhà trường phê duyệt.
Trong 1 năm tôi đi học nơi tôi công tác vẫn cấp lương cơ bản cho tôi nhưng sau 1 năm thì tôi bị cơ
quan đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi việc tôi bị chấm dứt hợp đồng như
vậy có đúng pháp luật không và sau khi bị chấm dứt hợp đồng tôi sẽ được hưởng những chế độ gì của
bảo hiểm? Mong được nhận câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến V-Law, chúng
tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất, hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của đơn vị sử dụng lao động.

Điều 116 BLLĐ 2012 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

” 1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau
đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động
khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em
ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử
dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Bộ luật lao động cho phép NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận về nghỉ việc không hưởng lương. Đối với
trường hợp này bắt buộc phải được sự đồng ý của NSDLĐ trước khi nghỉ. Chị có trình bày, do
phải đi học liên thông không có thời gian đi làm nên chị đã nộp đơn xin nghỉ không hưởng lương để
tiếp tục việc học và được sự đồng ý của NSDLĐ. Vậy, NSDLĐ không được lấy đây là căn cứ để chấm
dứt HĐLĐ giữa chị với đơn vị.

Sau một năm chị đi học, nhà trường đã chấm dứt hợp đồng lao động mà hiện chúng tôi không nắm
được căn cứ pháp lý đơn vị này áp dụng để đánh giá đúng sai. Tuy nhiên, các trường hợp đơn phương
trái với quy định tại Điều 38, 39 thì đều vi phạm pháp luật lao động và NSDLĐ phải có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao
động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này
“.

Đề hiểu rõ hơn về trường hợp đơn phương chấm dứt trái luật, đề nghị chị tham khảo bài
viết: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Điều 42 Bộ luật lao động nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật được quy định như sau :
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả
tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng
với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy
định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều
48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng
ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định
tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng
02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

Trường hợp chị yêu cầu làm rõ cơ sở pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đồng mà phía đơn vị không trả
lời hoặc việc trả lời không triệt để, chị có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đề
nghị chị tham khảo bài viết để thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp: Tư vấn giải
quyết tranh chấp lao động

Thứ hai, các quyền lợi về bảo hiểm. 

Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong các trường
hợp sau đây:

“a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi
năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã
hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã
hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.”

Vậy, sau một năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm bạn có thể làm hồ sơ xin hưởng bảo hiểm
xã hội một lần.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Khi người sử dụng lao động đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần
hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây