Khi người lao động làm sai để đòi quyền lợi

0
1147

Luật sư tư vấn về xử phạt hành chính đối với người sử dụng lao động khi vi phạm các nguyên tắc về giao kết hợp đồng lao động.

Nội dung Khi người lao động làm sai để đòi quyền lợi:

Em chào luật sư. Em có việc cần luật sư tư vấn giúp ạ.

E có làm việc cho 1 công ty nhưng bị công ty nợ lương 3 tháng mà không có hợp đồng lao động và bất
kì giấy tờ gì cả. Nhưng e lại có hành động dại dột là lấy đồ công ty để trừ nợ. Bây giờ anh giám
đốc biết chuyện đòi kiện e. E mong văn phòng luất sư tư vấn giúp giúp e trường hợp này e có vi
phạm không và pháp luật quy định thế nào ạ. E xin chân thành cảm ơn.

Trả lời Khi người lao động làm sai để đòi quyền lợi:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến V-Law.
Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Về cả phía công ty và phía bạn đều có những sai phạm sau:

– Công ty đã không giao kết hợp đồng với bạn, cũng như vi phạm về quy định trả tiền lương theo pháp
luật lao động.

– Bạn đã có hành vi trộm cắp tài sản của công ty.

Do vậy cả hai bên đều vi phạm pháp luật lao động và phải chịu các hình thức xử phạt và kỷ
luật.

Về phía công ty của bạn:

Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,

Điều 5 Khoản 1 quy định về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao
động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp
đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các
mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Điều 13 Khoản 3 quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo
quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng
lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc
ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền
lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương
ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức
sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao
động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao
động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài xử phạt hành chính, theo quy định tại  Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012 về nguyên tắc
trả lương: “Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng
và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy
động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”, công ty bạn phải
thanh toán lương đầy đủ cho bạn theo nguyên tắc trên.

Về phía bạn:

Điều 126 Khoản 1 Bộ luật lao động năm 2012 về  áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải quy
định như sau:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong
phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

Như vậy bạn có thể phải chịu hình thức kỷ luật sa thải  của công ty. Nếu gây thiệt hại lớn thì
công ty hoàn toàn có thể kiện bạn về tội trộm cắp tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Khi người lao động làm sai để đòi
quyền lợi
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ
qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây