Khám sức khỏe cho người lao động trực tiếp sản xuất thực phẩm

0
5637

Khám sức khỏe cho người lao động trực tiếp tham gia quy trình sản xuất thực phẩm. Quy định của pháp luật về điều kiện sức khỏe của người trực tiếp tiếp xúc trong quá trình chế biến thực phẩm.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định chung về khám sức khỏe cho người lao động

Điều 152 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động như sau:

Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật

Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

Khám sức khỏe cho người lao động trực tiếp sản xuất thực phẩm

Về đối tượng áp dụng của các văn bản quy phạm pháp luật: (i) Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT quy định về điều kiện sức khỏe của người trực tiếp tiếp xúc trong quá trình chế biến thực phẩm; (ii) Thông tư số 14/2013/TT-BYT quy định về hướng dẫn khám sức khỏe nói chung cho các đối tượng là người lao động; (iii) Thông tư số 15/2012/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Công ty bạn đang làm việc là cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm thì những người lao động trực tiếp tiếp xúc quá trình chế biến thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Quyết định 21/2007/QĐ-BYT.

Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn: “Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) và phải có kết quả cấy phân âm tính; việc khám sức khoẻ, xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện”.

Theo quy định trên, ở những vùng đang có dịch tiêu chảy lưu hành thì người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột. Đây là hoạt động bắt buộc đối với các vùng ở dịch bệnh tiêu chảy tại thời điểm có bệnh dịch, ngoài ra người sử dụng lao động vẫn phải tổ chức khám, xét nghiệm phân tìm người lành mang trùng cho người lao động tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm ít nhất 06 tháng một lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần đối với cơ sở chế biến sữa tươi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn​ hoặc các cơ sở kinh doanh thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 21/2007/QĐ-BYT​.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây