Hỏi về giải quyết quyền lợi khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc

0
1237

V-Law tư vấn miễn phí về giải quyết quyền lợi cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng thử việc và các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cháu đang thử việc tại trường công việc là làm giáo viên dự trữ và trông các em học sinh đón muộn.
Lúc cháu mới vào thì cô Hiệu phó, đồng thời là chủ trường có nói với cháu về mức lương và công việc
phải làm như sau: Giáo viên dự trữ là 3 triệu, trông muộn học sinh là 3 triệu. Tổng cộng là 6
triệu/tháng. Thời gian đầu thử việc mức lương được nhận là 85% lương chính. Nếu tính như vậy tiền
lương cháu nhận được là 5,1 triệu/tháng. Bên cạnh đó nhà trường còn bắt cháu nộp bằng gốc, nhưng vì
cháu đang theo học cao học nữa nên cháu không nộp được và nhà trường trừ của cháu mỗi tháng 500.000
tiền bằng, và khi nào nộp lại bằng gốc học sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền đó. Như vậy so với số lương
ban đầu mà nhà trường đưa ra thì lương thực tế cháu nhận được hỉ là 4,6 triệu/tháng. Và học đưa ra
thời gian thử việc ít nhất là 2 tháng. Sau 2 tháng thử việc cháu có hỏi về việc kí hợp đồng thì nhà
trường chỉ nói là “còn xem xét đã”. Và cứ như vậy tính từ thời gian bắt đầu cháu vào làm việc cho
đến hết năm học là 7 tháng (Từ tháng 11 đến hết tháng 5) cháu vẫn chỉ được nhận 85% tiền lương thử
việc và vẫn chưa được kí hợp đồng. Hết năm học cháu không muốn làm ở đó nữa và cháu có báo trước
nhà trường 1 tháng . Nhưng đến khi cháu làm hết tháng 5 và lấy lương để nghỉ hè (nhà trường trả
lương vào cuối tháng) thì họ chỉ trả cho cháu 1 nửa tháng lương với lý do hết sức vô lý là do có
đứa bạn học cùng trường với cháu nhưng dưới cháu 1 khóa năm tới cũng thi tuyển vào trường và kí hợp
đồng rồi, họ sợ cháu có nói xấu gì về trường để bạn ấy lại không làm nữa, nên giữ lương của cháu để
cháu không được nói gì.Và để khi chắc chắn bạn ấy nộp bằng cho họ rồi họ mới trả nửa tháng lương
còn lại cho cháu. Và đồng thời họ cũng không trả cho cháu số tiền đặt cọc bằng như đã thỏa thuận
trước đó. Họ bảo là lẽ ra cháu đi như vậy họ phải phạt cháu vì đã cho cháu đi dự giờ, đào tạo cháu,
nhưng họ không phạt là may rồi, còn tiền kia đương nhiên là cháu mất. Cháu thấy vô lý quá. Vì cháu
vẫn chưa kí hợp đồng với trường thì không có lý do gì họ lại không trả tiền cho cháu như vậy. Cháu
cũng mới ra trường được 11 năm, chưa được va vấp và am hiểu nhiều về luật. Nên hôm nay cháu muốn
nhờ các cô chú tư vấn giúp cháu xem với trường hợp của cháu thì họ đã làm sai điều gì? Và cháu cấn
làm gì để lấy lại tiền lương của mình theo đúng quy định của pháp luật?Cháu xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn giải quyết quyền lợi khi người sử dụng lao động.

 

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới V-Law, trường
hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, đối với hành vi giữ bản gốc bằng đại học của người lao động:

Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định người sử dụng lao động không được giữ bản chính
giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Như vậy trường học có hành vi trường giữ bản gốc bằng đại học của bạn là trái pháp luật.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội thì hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối
với người sử dụng lao động.

Đồng thời bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn
bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

Thứ hai, quy định về thời gian thử việc:

Điều Bộ luật lao động năm 2012 quy định thời gian thử việc:

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng
trở lên;

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp
nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Thời gian thử việc giữa bạn và trường học là 7 tháng, như vậy là vi phạm quy định vể thời gian thử
việc.

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ – CP quy định hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá thời
gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động.

Biện pháp khắc phục hậu quả:  Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian
thử việc vượt quá thời gian quy định.

Sau thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp động lao động, người sử dụng lao động phải có
trách nhiệm thanh toán các quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp công ty không thanh toán các quyền lợi trên cho bạn theo đúng quy định, bạn có quyền yêu
cầu giải quyết tranh chấp tại Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc gửi đơn yêu cầu tòa án giải
quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn củaV-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về giải quyết quyền lợi khi
người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc
cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây