Giải quyết tình huống về tranh chấp lao động tập thể và đình công

0
2480

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Giải quyết tranh chấp lao động phải được xử lý kịp thời, nhanh chóng để tránh những thiệt hại, rủi ro không đáng có.

Tranh chấp lao động tập thể giải quyết ra sao?
Luật gia Nguyễn Thị Mai – Công ty Luật TNHH Everest, tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Khái niệm tranh chấp lao động

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019 thì

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.

Bên cạnh việc đưa ra khái niệm về tranh chấp lao động thì Bộ luật lao động năm 2019 cũng đã quy định một cách cụ thể những tranh chấp được xem là tranh chấp. Theo đó, các loại tranh chấp lao động bao gồm: tranh chấp giữa cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Trong đó, tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:

a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác

b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;

c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí. Còn tranh chấp tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;

b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Mời quý bạn đọc tham khảo rõ hơn các quy định pháp luật về tranh chấp lao động

Hội đồng trọng tài lao động

Quy định về Hội đồng trọng tài lao động trong Bộ luật lao động năm 2019 cũng có nhiều điểm mới so với Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể số lượng thành viên của Hội đồng được quy định tăng từ “không quá 7 người” lên “ít nhất 15 người”. Theo đó, khoản 2, Điều 185 Bộ luật lao động năm 2019 quy định số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể phải có tối thiểu 5 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tối thiểu 5 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử; và tối thiểu 5 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.

Thủ tục giải quyết tranh chấp 

Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định có hai loại tranh chấp lao động gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Tùy thuộc vào từng loại tranh chấp khác nhau mà quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định khác nhau. Liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, Bộ luật lao động năm 2019 cũng có một số điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể:

Đối với tranh chấp cá nhân, Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung một số tranh chấp giữa cá nhân không bắt buộc qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động.

Theo đó, khoản 1, Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019 quy định Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp  sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, gồm:

Trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây