Thủ tục giải quyết tranh chấp khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

0
1216

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào Luật sư. Tôi xin nhờ LS tư vấn về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau: Tôi hiện đang làm việc tại một (Trung Tâm A) làm dịch vụ công ( phục vụ quản lý nhà nước). Đầu năm Tôi ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty, Hưởng lương của ngạch A1, hệ số lương 2,67 như đã thỏa thuận trong hợp đồng; Thời gian Tôi làm việc tại công ty này 4 năm Trước khi ký hợp đồng không xác định thời hạn, và 5 năm vớiTrung Tâm B trước đó. Nay tôi đã đóng BHXH được 10 năm liên tục .

Sau Thời gian làm việc tại (Trung Tâm A) 5 tháng, Ông Giám Đốc Trung Tâm đơn phương ra thông báo và

quyết định thôi việc đối với Tôi vì lý do Đơn vị không đủ khả năng chi trả lương.

Câu hỏi nhờ tư vấn:

– Quyết định của ông Giám đốc Trung Tâm đó đúng hay sai? Cơ quan tổ chức nào giải quyết cho quyền
lợi của người lao động?

– Mức bồi thường thiệt theo quy định nào? Vấn đề đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng có được áp dụng
Trong trường hợp này không?

– Tôi có thể quay lại làm việc được không?Trường hợp tôi không thể quay lại làm việc ở đó, theo quy
định của luật tôi được bồi
thường, trợ cấp gì , mức tối thiểu bao nhiêu?

Xin cảm ơn luật sư tư vấn

Trả lời tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới V-Law, trường
hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về quyết định cho thôi việc của công ty:

Khoản 2 Điều 44 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người
lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực
hiện phương án sử dụng lao động theo quy.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao
động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Như vậy, công ty có thể ra quyết định cho bạn nghỉ việc vì lý do kinh tế dẫn đến hậu quả công ty
không chi trả được lương cho nhân viên.

Tuy nhiên việc cho người lao động thôi việc vì lý do kinh tế phải tuân thủ theo đúng quy định của
pháp luật. Nếu vì khó khăn kinh tế, công ty phải lập phương án sử dụng lao động với sự tham gia của
tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Về hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng lao động:

Trường hợp 1: Do khó khăn về kinh tế, công ty không thể tiếp tục sử dụng
lao động và buộc phải cho người lao động thôi việc.

Khi thôi việc trong trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm. Cứ mỗi năm
làm việc được hưởng 1 tháng tiền lương. Như vậy, nếu bạn đã làm được 10 năm thì sẽ được nhận trợ
cấp mất việc làm là 10 tháng tiền lương.

Trường hợp công ty có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì đối với khoảng thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp người sử dụng lao động không phải trả trợ cấp mất việc làm cho người
lao động.

Trường hợp 2: công ty không gặp khó khăn về kinh tế nhưng vẫn cho người
lao động nghỉ việc không đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp này, Điều 42 Bộ luật lao động quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với
ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định
trên, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý,
thì ngoài việc phải bồi thường 2 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản
tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt
hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn
muốn làm việc thì người lao động vẫn được bồi thường 2 tháng tiền lương, ngoài ra hai bên thương
lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một
khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Thứ hai, về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Các tranh chấp về lao động thường bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải cơ sở di hòa giải viên
lao động giải quyết. Tuy nhiên đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt  hợp đồng lao động
thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải.

Do vậy, bạn có thể yêu cầu 1 trong hai cơ quan sau để giải quyết tranh chấp:

– Hòa giải viên lao động, trường hợp này bạn có thể nộp đơn yêu cầu tới phòng lao động thương
binh và xã hội để yêu cầu giải quyết

– Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty có trụ sở hoặc Tòa án cấp
huyện nơi bạn cư trú.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục giải quyết tranh chấp khi
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ
pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực
tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây