Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có lấy lại được sở bảo hiểm xã hội hay không ?

0
1921

Xin luật sư tư vấn cho trường hợp viết đơn tự ý nghỉ việc do gia đình khó khăn có vi phạm pháp luật không? Nội dung cụ thể như sau

Nội dung tư vấn:

Kính chào quý văn phòng! Trước
đây tôi có làm việc cho 1 công ty tư vấn xây dựng và đã tham gia đóng BHXH tại công ty đó được 3
năm. Do điều kiện gia đình ngày 22/1/2018 tôi có viết đơn nộp cho ban giám đốc công ty xin nghỉ
việc nhưng không được công ty đồng ý, tuy nhiên sau 45 ngày viết đơn tôi vẫn nghĩ việc. Đến hôm nay
đã hơn 3 tháng từ ngày tôi viết đơn xin nghỉ tôi có đến công ty để xin lại sổ bảo hiểm xã hội để
đóng tiếp ở nơi làm việc mới nhưng công ty chủ quản nói là sẽ không trả sổ bảo hiểm cho tôi vì tôi
đã nghỉ việc khi chưa được sự cho phép của công ty. Vậy tôi xin hỏi việc tự nghỉ việc của tôi có vi
phạm luật lao động hay không và bằng cách nào để tôi có thể đòi lại sổ bảo hiểm xã hội của mình?
Tôi có lên cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh để hỏi nhưng họ bảo không có trách nhiệm giải quyết việc
này và đây là việc riêng của tôi với công ty. Sau đó tư vấn tôi nên lên Thanh tra lao động Tỉnh để
đòi quyền lợi nhưng nếu có yêu cầu của cơ quan Thanh tra lao động Tỉnh mà công ty vẫn không trả sổ
cho tôi thì tôi cần phải làm gì?. Tôi rất mong quý văn phòng phản hồi sớm câu hỏi của tôi. Tôi xin
cám ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn
đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động.

Theo Điều 36, Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp
chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

…”9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định tại Điều 37 của Bộ luật này”.

Theo Điều 37, Bộ luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

“1.
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc
không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn
đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp
tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được
bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục
đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng
đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại
các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít
nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời
hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ
luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động
biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Theo Khoản 2, Điều 11, Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về
người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ
luật Lao động trong các trường hợp sau đây:

“a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố
vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch
bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện
hợp đồng lao động”.

Theo thông tin mà anh cung cấp, khi làm việc cho Công ty tư vấn xây
dựng, anh đã tham gia đóng BHXH tại công ty đó được 3 năm. Do điều kiện gia đình ngày 22/1/2018
anh viết đơn nộp cho ban giám đốc công ty xin nghỉ việc nhưng không được công ty đồng ý. Đối với
trường hợp này, anh tự ý nghỉ việc cũng đồng nghĩa với việc anh đã đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với công ty. Còn nếu anh đưa ra được căn cứ chứng
minh do điều kiện gia đình gặp khó khăn thuộc Khoản 2, Điều 11, Nghị định 05/2015/NĐ-CP
thì anh sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo như quy định của pháp
luật. Việc thông báo cho công ty được quy định tại khoản 2 điều 37 luật này.

Thứ hai, về vấn đề trả lại sổ bảo hiểm xã
hội.

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định
về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

…”3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác
nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của
người lao động”.

Theo Điều 118 quy định về khiếu nại về bảo hiểm xã hội như
sau:

“1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền
đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho
rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của mình”.

Theo Điều 119 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trình tự
giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:

“1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành
chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo
hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa
chọn một trong hai hình thức sau đây:

a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc
người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị
khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải
quyết;

b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2
Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà
khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết
khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại
không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp
dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại”.

Theo như quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn
thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà họ đã giữ lại của
người lao động. Như vậy, kể cả khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật thì người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm chốt sổ và hoàn trả lại sổ bảo hiểm xã hội
cho người lao động mà không có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động. Người lao động có
lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của luật. Còn trong trường hợp Công ty vẫn không
trả sổ bảo hiểm xã hội cho anh thì đề nghị anh thực hiện theo trình tự thủ tục quy
định tại Điều 119 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198

để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây