Đình công hợp pháp theo Bộ Luật lao động 2012

0
1354
Đình công là một hiện tượng trong quan hệ
lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức
không thể giải quyết bằng các biện pháp thương lượng thông thường.


Luật sư tư vấn:

 

Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động,
xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể
giải quyết bằng các biện pháp thương lượng thông thường. Từ việc chưa tìm hiểu kỹ càng các quy định
của pháp luật cũng như công đoàn chưa quan tâm đúng mực đến quyền và lợi ích của người lao
động  mà hầu hết các cuộc đình công hiện nay đều là các cuộc đình công trái pháp luật, xảy ra
với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của doanh
nghiệp.

Chính vì thế mà pháp luật Việt Nam,
cụ thể là
có hẳn một
mục riêng để quy định về Đình công và giải quyết đình công.

Tại Điều 209 Bộ luật lao động 2012 có quy định
về khái niệm đình công:

“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện
và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao
động. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau
thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.”

Xuất phát từ khái niệm trên, đình công thường bao
gồm các đặc điểm sau:

– Đình công là sự ngừng việc triệt để. Điểm này
thể hiện sự khác biệt giữa đình công với những sự ngừng việc không triệt để như ngừng việc
lẻ tẻ, làm việc cầm chừng.

– Đình công là sự ngừng việc có tính tổ chức. Tính
tổ chức của một cuộc đình công thể hiện ở chỗ đình công được thực hiện bởi sự chỉ đạo, điều
hành thống nhất của một cá nhân hay một nhóm người và sự phục tùng, phối hợp của những người
khác. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi người lãnh đạo, tổ chức đình
công là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên.

– Đình công là sự ngừng việc nhằm giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích. Đình công không nhằm mục đích giải quyết tranh chấp của một
cá nhân người lao động vì nó không thể hiện được mức độ, phạm vi cũng như những vi phạm về quyền và
lợi ích của một mối quan hệ lao động. Khi có tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của một cá
nhân nào thì giải quyết tranh chấp theo trình tự thủ tục đối với từng cá nhân.

Bộ Luật lao động 2012 cũng quy định về các trường
hợp đình công bất hợp pháp tai Điều 215. Theo đó, đình công bất hợp pháp là đình công thuộc một
trong các trường hợp sau:

“1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích.

2. Tổ chức cho những người lao động không cùng
làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa
được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật
này.

4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình
công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình
công”

Như vậy, từ những phân tích và các căn cứ nêu trên,
có thể rút ra rằng, một cuộc đình công hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Cuộc đình công phải xuất phát từ tranh chấp lao
động tập thể về lợi ích.

Tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao
động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Trong đó, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là
tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của
pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương
lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. (khoản 9 Điều 3 Bộ Luật lao động
2012).

– Tranh chấp lao động tập thể đó phải được cơ quan
có thẩm quyền giải quyết rồi, nhưng tập thể người lao động không đồng ý với phương án mà các cơ
quan có thẩm quyền đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hoặc trong thời gian quy định mà
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không tiến hành giải quyết tranh chấp, thì tập
thể người lao động cũng có quyền tổ chức đình công.

– Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công
đoàn cấp trên phải tổ chức lấy ý kiến về cuộc đình công theo quy định tại Điều 213 Bộ luật lao động
như sau:

Để đình công, tổ chức công đoàn phải tiến hành thủ
tục lấy ý kiến tập thể lao động. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý, Ban chấp hành
công đoàn sẽ ra quyết định đình công và gửi quyết định cho người sử dụng lao động ít nhất 05 ngày
trước ngày bắt đầu đình công. Nếu đến thời điểm bắt đầu đình công, người sử dụng lao động vẫn không
chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì cuộc đình công được tiến
hành.

– Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở
hoặc tổ chức công đoàn cấp trên đối với nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh
đạo (Điều 210 Bộ Luật lao động).

– Doanh nghiệp nơi người lao động đình công không
thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công theo quy định của Chính phủ.

Đối với những doanh nghiệp thuộc danh mục doanh
nghiệp không được đình công cho dù là đã tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đình công thì
cuộc đình công đó vẫn được xác định là bất hợp pháp.

 

>>> Luậ
t sư tư v
n pháp lut lao
động 
qua tổng đài:

1900.6198

–  Cuộc đình công phải do người lao động trong
cùng một doanh nghiệp hoặc cùng một bộ phận doanh nghiệp tiến hành. Trường hợp người lao động ở các
doanh nghiệp khác nhau tổ chức đình công thì cuộc đình công này được xác định là bất hợp
pháp.

–  Cuộc đình công đó không bị hoãn hoặc ngừng
đình công theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do vậy, người lao động trong các doanh nghiệp và các
cơ quan chức năng, đặc biệt là công đoàn cơ sở cần có những hướng dẫn cụ thể tạo điều kiện cho
người lao động nắm rõ quy định của pháp luật, để việc tổ chức các cuộc đình công tuân thủ đúng quy
định, từ đó bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động; duy trì và làm hài hoà mối quan hệ
giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp; góp phần ổn định tình hình trật
tự của địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây