Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

quan hệ pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp lao động, người lao động, người sử dụng lao động

0
2965

Cũng giống như quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hai trong quá trình lao động, quan hệ giải quyết các tranh chấp lao động là một loại quan hệ có tính phái sinh.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp hợp đồng phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Khi có bất đồng phát sinh, các bên trong quan hệ hợp đồng có thể tự thương lượng giải quyết để đạt thoả thuận hoặc có quyền yêu cầu cơ quan tài phán có thẩm quyền đối với từng loại hợp đồng cụ thể để giải quyết tranh chấp cho mình. Trong lĩnh vực thương mại, Luật thương mại quy định, khi có tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên phải thực hiện việc khiếu nại, nếu bỏ qua thời hạn khiếu nại, các bên sẽ bị tước quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đó ở các cơ quan tài phán.

Tranh chấp hợp đồng là hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng và có thể dẫn đến việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ thực hiện. Bên được xác định là có hành vi vi phạm hợp đồng và dẫn tới tranh chấp sẽ phải gánh chịu những chế tài nhất định do pháp luật quy định hoặc theo sự thoả thuận của các bên (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm của mình thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm do pháp luật quy định hoặc do các bên có thoả thuận trong hợp đồng).

Theo đó, quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp với các bên trong tranh chấp lao động nhằm hướng tới việc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả quan hệ lao động, tiến tới bình ổn quan hệ lao động.

Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

Cũng giống như quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hai trong quá trình lao động, quan hệ giải quyết các tranh chấp lao động là một loại quan hệ có tính phái sinh. Bởi vì, các bên trong quan hệ lao động không đặt vẩn đề tranh chấp lao động vào hệ  thống quyền và nghĩa vụ giữa họ trong mối quan hệ đó mặc dù họ có thể lường trước được điều đó. Tranh chấp lao động, trước pháp  luật là vấn đề phát sinh trong quá trình các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết, nhưng lại có ảnh hưởng tới không chỉ mối quan hệ giữa các bên mà còn ảnh hưởng tới các quan hệ  kinh tế – xã hội khác.

Pháp luật không điều chỉnh quan hệ giữa các bên tranh chấp. Đó là vấn đề có tính khoa học. Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ giữa các bên tranh chấp và các chủ thể đứng ra giải quyết tranh chấp đó. Xây dựng mối quan hệ này và đưa nó vào phạm vi điều chỉnh của luật lao động, Nhà nước mong muốn sử dụng pháp luật như một công cụ tạo nên trật tự của quá trình giải quyết, đặc biệt là trong các quan hệ mang tính tố tụng. Vì vậy, các quy định tham gia điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tranh chấp với các chủ thể giải quyết tranh chấp luôn mang tính hình thức. Nó thường thể hiện bằng các văn bản chứa đựng các thủ tục pháp lí mà các bên có quyền hoặc nghĩa vụ phải tuân theo vô điều kiện hoặc chỉ được lựa chọn trong một phạm vi nhất định đã cho phép  (ví dụ: Quyền trình chứng cứ để chứng minh, quyền có luật sư trong quá trình giải quyết, nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập toà án, nghĩa vụ chấp hành thoả thuận hợp pháp hoặc bản án của toà án đã có hiệu lực pháp luật…). Và vì là quan hệ pháp lí liên quan tới quyền lợi của các bên nên họ có quyền đồng tình hoặc không đồng tình với hành vi cũng như kết quả mà các cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra hoặc quyết định. Và nếu không đồng tình, một trong các bên tranh chấp hoặc tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp. Các vấn đề liên quan sẽ được trình bày tại Chương tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp.

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật giải quyết ưanh chấp lao động bao gồm: Các bên trong tranh chấp lao động: người lao động, người sử dụng lao động hoặc chủ thể khác như công đoàn, cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài làm việc…; Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: bao gồm hoà giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện (và tương đương), toà án nhân dân.

Nội dung của quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp là hệ thống quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia trong quá trinh giải quyết tranh chấp. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương thức giải quyết tranh chấp đang được sử dụng để giải quyết tranh chấp; Tư cách chủ thể khi tham gia việc giải quyết tranh chấp; Việc chuyển đổi từ phương thức giải quyết này sang phương thức giải quyết tranh chấp khác… và được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Theo quy định tại Chương XIV BLLĐ năm 2019; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây