Điều kiện tuyển dụng đối với người lao động nước ngoài

0
1406

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực lại có đặc thù riêng, tính chất riêng và yêu cầu riêng biệt đối với người lao động. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng khá nhiều lao động nước ngoài trong một số bộ phận của tổ chức họ.
Mặc dù, việc tuyển dụng lao động nước ngoài luôn được các nhà nước khuyến khích tuy nhiên do liên quan đến việc quản lý trật tự, an ninh, an toàn xã hội nên pháp luật vẫn tạo ra những hành lang pháp lý cơ bản trong quá trình tuyển dụng người lao động nước ngoài và điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam.

Căn cứ pháp lí

Bộ luật lao động năm 2012;

Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Bộ luật lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Điều kiện tuyển dụng người lao động nước ngoài

Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật lao động năm 2012, Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài như sau:
Thứ nhất, đối với người sử dụng lao động trong nước: Chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài cho những vị trí làm việc như quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà hiện nay lao động Việt Nam chưa đáp ứng đươcj theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy, ngoài những vị trí công việc nêu trên, người sử dụng lao động trong nước không được phép tuyển dụng lao động nước ngoài mà phải tuyển dụng lao động trong nước. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, tránh tình trạng dư thừa lao động trong nước, cũng như góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã hội.

Đối với người sử dụng lao động nước ngoài

Trước khi tiến hành tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ít nhất là 30 ngày thì phải làm báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Theo đó, đối với người sử dụng lao động nước ngoài, pháp luật không hạn chế vị trí công việc tuyển dụng như người sử dụng lao động trong nước. Tuy nhiên, quy định pháp luật có sự ràng buộc khi yêu cầu người sử dụng lao động phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động (trừ nhà thầu). Trong văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải xác định rõ nhu cầu sử dụng lao động đối với từng công việc mà hiện nay vị trí công việc đó người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Đồng thời, báo cáo giải trình này với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Nếu trong quá trình sử dụng lao đông mà người sử dụng lao động muốn thay đổi người lao động thì cũng phải báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Tương tự như người lao động trong nước, người lao động nước ngoài muốn làm việc tại nước ngoài cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện chung theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 bao gồm: (i) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; (ii) Trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe phù hợp với vị trí công việc; (iii) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không là người phạm tội. (iv) Ngoài ra, do có sự di chuyển về lãnh thổ làm việc nên người lao động nước ngoài còn phải được cấp giấy phép lao động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp.
Trong những điều kiện nêu trên thì giấy phép lao động có tính chất tiên quyết giống như một giấy thông hành, chứng minh người lao động nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp. Do đó, pháp luật cũng quy định khá chặt chẽ trong việc xin cấp giấy phép lao động.
Căn cứ theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài muốn xin cấp phép lao động tai Việt Nam trước hết phải đảm bảo đầy đủ những điều kiện như phân tích ở trên. Thêm vào đó, tùy thuộc vào doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài làm việc sẽ có yêu cầu vị trí tuyển dụng riêng.

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i) Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;
(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;
(iii) Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;
(iv) Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;
(v) Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;
(vi) Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;
(vii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;
(viii) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây