Điều kiện hưởng chế độ thai sản và giải quyết trường hợp người lao động có hai số sổ bảo hiểm

0
1249

1 giáo viên nghỉ thai sản từ ngày 11/5-10/11/2017. Ngày 13/12/2017 đơn vị làm hồ sơ dưỡng sức nộp cq BHXH. Đến ngày 30/12 BHXH trả lại hồ sơ với lý do”chưa hưởng thai sản trong vòng 30 ngày(4/12-8/12/2017)”. Đơn vị có đến hỏi lý do vì sao thì bảo nộp muộn, sau đó thêm lý do là số sổ bh trước đây nghỉ thai sản là 1 số,sau khi đồng bộ hoá thì lại là 1 số sổ khác,nên phần mềm không chấp nhận làm được.

Kính chào V-Law!Em kính nhờ Công ty giải đáp một số
chế độ bảo hiểm như sau:

1. Có 1 đồng chí giáo viên trường em trước đây là hợp đồng không tham
gia bảo hiểm xã hội. Nhưng đến tháng 12/2017 bắt đầu được tham gia đóng bảo hiểm, đồng thời đồng
chí lại nghỉ thai sản từ tháng 12/2017. Vậy đồng chí có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục
báo tăng giảm như nào cho hợp lý?

2. Một giáo viên nghỉ thai sản từ ngày 11/5-10/11/2017,do sức
khoẻ yếu xin nghỉ dưỡng sức từ ngày4/12-8/12/2017.Ngày 13/12/2017 đơn vị làm hồ sơ dưỡng sức nộp cq
BHXH.Đến ngày 30/12 BHXH trả lại hồ sơ với lý do”chưa hưởng thai sản trong vòng 30 ngày
(4/12-8/12/2017)”.Đơn vị có đến hỏi lý do vì sao thì bảo nộp muộn,sau đó thêm lý do là số sổ bh
trước đây nghỉ thai sản là 1 số,sau khi đồng bộ hoá thì lại là 1 số sổ khác,nên phần mềm không chấp
nhận làm được. Vậy e xin công ty giải đáp e 2 vấn đề:

– Em thời gian nghỉ của người lao động và thời gian em nộp hồ sơ có
bị muộn không? Nếu muộn có hướng giải quyết nào không để người lđ không bị thiệt?

– Là việc thay đổi số sổ bh không làm thanh toán được lỗi do đơn vị
nào? Kính mong Luật sư giải đáp sớm giúp qua mail này. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu
cầu tới V-Law chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp 1: Căn cứ Điều 31 Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai
sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều
này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng
bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng
trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con
hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều
34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, trường hợp thời điểm giáo viên này tham gia bảo hiểm xã hội
trùng với thời điểm nghỉ thai sản thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật
nêu trên.

Trường hợp 2:  Căn cứ khoản 4 Điều 46 Quyết định số
595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 quy định:

“…4. Một
người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất
cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH
vào sổ mới….”

Như
vậy
,
do giáo viên
này có số sổ bảo hiểm trước đây nghỉ thai sản là 1 số, sau khi đồng bộ hoá thì lại là 1 số sổ
khác. Mà
theo quy định thì một
người lao động không được phép có từ 2 quyển sổ bảo hiểm xã hội trở lên. Nếu có trên 2 quyển thì
phải làm thủ tục gộp những quyển sổ đó lại. Trong quá trình gộp sổ nếu:

+ Không trùng
thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cơ quan
bảo hiểm để gộp sổ cho người lao động.

+ Có thời gian
đóng trùng bảo hiểm xã hội thì người lao động lựa chọn 01 sổ bảo hiểm xã hội để tiếp tục ghi quá
trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp. 01 sổ bảo hiểm còn lại cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành thu hồi.

Hồ sơ
gộp sổ BHXH cho người lao động tại nơi làm việc

Về hồ sơ để gộp
sổ thì căn cứ Điều 29 Quyết định số 959/QĐ-BHXH về cấp lại
sổ BHXH,
đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ
BHYT
có quy định:

“1. Cấp lại
sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

1.1. Thành
phần hồ sơ:

a) Tờ khai
cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH
đã cấp.

1.2. Số
lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Như
vậy
, để gộp sổ bảo hiểm xã hội giáo viên này cần 2 loại giấy tờ sau:

+) Tờ khai cung
cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH;

+) Hai
sổ BHXH đã cấp.

Về lỗi, Căn
cứ khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng
có nghĩa vụ như sau:

“Người sử
dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những
giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động
.”

Như
vậy
, khi nghỉ việc thì bên sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã
hội cho giáo viên này. Trong trường hợp, giáo viên này nghỉ việc ở nơi làm việc trước đây trái với
quy định của pháp luật thì trên thực tế vì muốn buộc người lao động phải bồi thường các khoản
chi phí và các thiệt hại mà người lao động gây ra mà bên sử dụng lao động có thể sẽ không
chốt và trả sổ cho giáo viên. Mặt khác, khi giáo viên chuyển sang làm tại nơi làm
việc mới, giáo viên phải chốt sổ ở nơi làm việc cũ để tiếp tục đóng BHXH ở nơi làm
việc mới nhằm đảm bảo quyền lợi của giáo viên này.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây