Công ty có được phép giữ chứng chỉ của người lao động không?

0
1210
Công ty có được phép giữ chứng chỉ của người
lao động không? Xử phạt vi phạm đối với hành vi giữ văn bằng chứng chỉ của người lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi: V-Law Hiện nay, tôi
có một vấn đề liên quan đến việc người sử dụng lao động giữ chứng chỉ cá nhân như trình bày dưới
đây, rất mong được quý Công ty tư vấn giúp. Theo quy định của Luật Xây dựng, để tham gia vào các
hoạt động xây dựng tôi đã tiến hành xin đăng ký và được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, chi phí cho việc xin cấp chứng chỉ hành nghề do công ty chủ quản chi
trả, và hiện nay công ty đang giữ các chứng chỉ này mà không cho phép tôi được giữ. Vậy, xin quý
Công ty giải thích giúp tôi trong trường hợp này:

1) Công ty chủ quản có được phép giữ chứng chỉ của
tôi hay không?

2) Trong trường hợp tôi không làm việc ở công ty nữa
thì tôi có quyền lấy lại các chứng chỉ cá nhân này hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý
Công ty. Chúc quý Công ty ngày càng phát triển.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư vấn:

– Căn cứ Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định
về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
như sau:

“Điều 20. Những hành vi người sử dụng
lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng,
chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện
pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao
động.”

Như vậy, Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động
năm 2012 quy định cụ thể người sử dụng lao động không được phép giữ văn bằng, chứng chỉ của
người lao động. Do đó, hành vi công ty bạn giữ chứng chỉ của bạn là trái quy định của pháp
luật.

 

>>> Luật sư tư vấn hành vi
giữ giấy tờ của lao động qua tổng đài:
 1900.6198

– Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định
95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng,
chứng chỉ của người lao động;”

– Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định
95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

“3. Biện pháp khắc phục hậu
quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy
thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a
Khoản 2 Điều này”

Như vậy, đối với hành vi giữ văn bẳng, chứng chỉ của
người lao động, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy
định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, đồng thời buộc phải trả lại
bản chính văn bằng, chứng chỉ cho  người lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều
5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây